Tiếng Việt

LOÃNG XƯƠNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Ngày 08.04.2024
By Admin

Loãng xương là bệnh khiến xương trở nên yếu và dễ gãy. Điều này làm tăng nguy cơ bị gãy xương (rạn nứt xương).

Triệu chứng của loãng xương:

Loãng xương là một căn bệnh “thầm lặng” vì người bệnh có thể không có triệu chứng của bệnh. Người bệnh thậm chí có thể không biết mình mắc bệnh cho đến khi bị gãy xương. Xương nào cũng có thể gãy nhưng trường hợp gãy xương xảy ra thường xuyên nhất ở:

  • Xương vùng hông ( cổ xương đùi).
  • Đốt sống trong cột sống.
  • Xương cổ tay.

Yếu tố nguy cơ loãng xương:

  • Giới tính.Phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi mãn kinh. Tuy nhiên, nam giới vẫn có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là sau 70 tuổi.
  • Tuổi: càng lớn tuổi nguy cơ mắc bệnh loãng xương càng cao
  • Chủng tộc.Phụ nữ Da Trắng và châu Á có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Phụ nữ Người Mỹ gốc Phi và Người Mỹ gốc Mexico có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn.
  • Tiền sử bệnh trong gia đình.Nguy cơ loãng xương và gãy xương có thể tăng nếu bố mẹ và anh chị em trong gia đình có tiền sử bị loãng xương hoặc gãy xương vùng hông
  • Thay đổi nội tiết tố.Nồng độ thấp ở một số nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh loãng xương. ( suy giảm estrogen, testosterone, rối loạn hormon tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến thượng thận…)
  • Chế độ ăn uống.Chế độ ăn uống ít canxi và vitamin D có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương và gãy xương. Ăn kiêng quá nhiều hoặc nạp quá ít chất đạm cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mất xương và mắc bệnh loãng xương.
  • Các bệnh đồng mắc khác: có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương ( Bệnh celiac, bệnh viêm ruột, bệnh thận hoặc gan, ung thư, đa u tủy, viêm khớp dạng thấp.…).
  • Sử dụng thuốc: sử dụng glucocorticoid, thuốc ức chế bơm proton kéo dài, thuốc điều trị ung thư làm tang nguy cơ loãng xương.
  • Lối sống: lối sống ít vận động, sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá…

Hậu quả của loãng xương

  • Đau
  • Gãy xương –> ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của bệnh nhân

Chẩn đoán loãng xương:

Tiêu chuẩn vàng: Đo mật độ xương bằng đo cách hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA)

Đo mật độ xương bằng chụp DXA được khuyến cáo cho những bệnh nhân sau:

  • Tất cả phụ nữ ≥ 65 tuổi
  • Phụ nữ từ mãn kinh đến 65 tuổi có các yếu tố nguy cơ, bao gồm tiền sử gia đình mắc bệnh loãng xương, chỉ số khối cơ thể thấp và sử dụng thuốc lá và/hoặc thuốc có nguy cơ mất xương cao (ví dụ: corticosteroid, thuốc ức chế aromatase)
  • Bệnh nhân (nam và nữ) ở mọi độ tuổi bị gãy xương do loãng xương
  • Bệnh nhân có bằng chứng hình ảnh về mật độ chất khoáng xương giảm hoặc xẹp đốt sống không triệu chứng phát hiện tình cờ trên hình ảnh
  • Bệnh nhân có nguy cơ loãng xương thứ phát.

Điều trị loãng xương:

  • Thay đổi yếu tố nguy cơ
  • Bổ sung canxi và vitamin D
  • Thuốc chống hủy xương : Bisphosphonates, Denosumab, liệu pháp hormon thay thế ( Estrogen, Raloxifene)
  • Romosozumab là một kháng thể đơn dòng chống lại sclerostin (một loại protein nhỏ do các tế bào xương ức chế sự hình thành xương mới của các nguyên bào xương tạo ra). Thuốc có cả tác dụng chống tiêu xương và đồng hóa, đồng thời đã được chứng minh là làm tăng mật độ khoáng xương ở cột sống hông và thắt lưng, đồng thời giảm nguy cơ gãy xương ở phụ nữ sau mãn kinh
  • Mục tiêu điều trị loãng xương là bảo vệ khối lượng xương, ngăn ngừa gãy xương, giảm đau, và duy trì chức năng.

Các phương pháp giảm nguy cơ loãng xương:

  • Thay đổi lối sống: tập thể dục, hạn chế đồ uống có cồn, ngưng thuốc lá…
  • Thay đổi chế độ ăn: Uống nhiều nước và thực hiện chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đảm bảo cung cấp cho cơ thể từ 1.000 – 1.500mg canxi và 800 -1000 IU vitamin D mỗi ngày.
  • Phòng ngừa té ngã bằng cách: Mang giày dép chống trượt, sử dụng thảm chống trượt, dùng dụng cụ hỗ trợ đi lại nếu cần thiết; lắp đặt tay vịn trong phòng tắm, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, sáng sủa…
  • Thông báo với bác sĩ các loại thuốc đang sử dụng điều trị những bệnh lý khác, đặc biệt là các thuốc làm tăng nguy cơ loãng xương như corticoid…
TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Ngày 26.04.2024

CẢNH BÁO BỆNH LÝ TIM MẠCH CẦN ĐI KHÁM NGAY

Bệnh tim mạch thường diễn biến thầm lặng nhưng lại gây ra những hậu quả nặng nề. Diễn biến của bệnh thường không rõ ràng tuy nhiên có thể cướp đi sinh mạng của người bệnh nếu không được phát h

Ngày 15.04.2024

ĐAU VÙNG KHỚP GỐI VÀ CÁC TỔN THƯƠNG THƯỜNG GẶP SAU CHẤN THƯƠNG

Vừa qua, Bệnh viện Đồng Nai -2 vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho bệnh nhân bị chấn thương do thể thao. Sau nhiều tháng viêm sưng khớp gối không khỏi.

Ngày 11.04.2024

HIỂU HƠN VỀ BỆNH THẦM LẶNG : BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ rất phổ biến và thường gặp sau tuổi 30, đặc biệt là ở những người làm việc văn phòng. Vì đây là bệnh của vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi bệnh nặng hoặc có b

Ngày 01.04.2024

LỊCH TRỰC BỆNH VIỆN THÁNG 4/2024

Lịch trực tháng 4 năm 2024 của Bệnh viện Đồng Nai -2