Khoa Phẫu thuật - Gây mê Hồi sức

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN.

Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức được thành lập tháng 6/2015 theo quyết định của Sở Y tế và bệnh viện.
Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức bắt đầu phẫu thuật ca đầu tiên vào 6/2015,Qua 8 năm hình thành và phát triển, khoa đã tiến hành  phẫu thuật an toàn cho hàng ngàn BN các chuyên khoa:Chấn thương, Ngoại, phụ sản, Liên chuyên khoa,U bướu…
Tập thể khoa luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được đề ra, không để xảy ra sai sót về chuyên môn và vấn đề về y đức. Nhân viên trong khoa tích cực nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới trong điều trị.
Hiện tại, Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức trong năm 2022 đã phẫu thuật thành công cho gần 10000 ca mổ , nhiều BN nặng già cao trên 90 tuổi và bệnh lý nặng.
Ngày 6/10/2020 được sự quan tâm của Bệnh viện, khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức đã tiếp nhận bàn giao đưa vào sử dụng 5 phòng mổ đạt tiêu chuẩn quốc tế với kỹ thuật cao như:phẫu thuật thần kinh, phẫu thuật nội soi thế hệ mới, hệ thống phòng mổ tích hợp.Khoa được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại: Máy thở , Máy giúp mê , Máy Monitor, Máy truyền dịch, Bơm tiêm điện,máy vi phẫu,máy C-arm…

II. CƠ CẤU TỔ CHỨC.

1. Lãnh đạo của khoa hiện tại


– Bs CK1 Nguyễn Văn Tuấn: Trưởng khoa


– CNĐD Phạm Thị Thanh Thủy: Điều dưỡng trưởngTổng số nhân viên: 53
– Bác sỹ gây mê hồi sức: 5, trong đó:03 CK1,02 Bs Định hướng gmhs – 28 ĐD,9 KTV GMHS;12 hộ lý.

2. Cơ sở vật chất:
Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức hiện nay có 5 buồng mổ phân theo chuyên khoa gây mê hồi sức trên các bệnh nhân ở các chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, Tiêu hóa, Thần kinh, Tiết niệu, Lồng ngực, Sản phụ khoa và Ung Bướu…
Với truyền thống của một bệnh viện đa khoa cùng với đội ngũ y bác sỹ được đào tạo cơ bản, có hệ thống cấp cứu, trang thiết bị đồng bộ, bệnh viên ĐỒNG NAI -2 có đầy đủ các chuyên khoa sâu, có hệ thống trực luôn đảm bảo tốt công tác cấp cứu bệnh nhân.
Các Phòng mổ có hệ thống khí sạch với áp lực dương, hệ thống khí y tế (khí nén, Oxy, máy hút trung tâm).Các buồng mổ đều được trang bị các thiết bị cần thiêt: máy gây mê kèm thở, monitor, bàn mổ đa năng, dao điện, dao cầm máu bằng siêu âm, dàn máy mổ nội soi, kính hiển vi, hệ thống định vị mổ sọ não.
Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức phục vụ phẫu thuật , điều trị cho BN trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai và các tỉnh trong khu vực.

III. CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ
Khoa Phẫu thuật – Gây mê hồi sức là khoa lâm sàng, có chức năng thực hiện công tác gây mê hồi sức trước, trong, sau phẫu thuật và một số thủ thuật đối với người bệnh theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật được quy định tại Thông tư 13 13/2012/TT-BYT, hướng dẫn về công tác GMHS.
Cụ thể:
a) Thực hiện quy trình chuyên môn gây mê – hồi sức đã được người có thẩm quyền phê duyệt;
b) Đào tạo, tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học, chỉ đạo tuyến, hợp tác quốc tế về lĩnh vực gây mê – hồi sức;
c) Tham gia quản lý kinh tế y tế trong đơn vị;
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác do người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công.

IV. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN
1. Điều trị
Tập thể khoa luôn đoàn kết, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu được đề ra, không để xảy ra sai sót về chuyên môn và vấn đề về y đức.
Nhân viên trong khoa tích cực nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật mới :
Gây mê nội soi, can thiệp tim mạch, mút mạch gan…
Duy trì các kỹ thuật gây mê có kiểm soát nồng độ đích TCI, kỹ thuật giảm đau trong chuyển dạ đẻ, giảm đau sau mổ,…
2. Đặc điểm nổi bật, thành tích đơn vị đạt được:
– Tập thể lao động giỏi cấp cơ sở trong nhiều năm
– Tập thể người tốt việc tốt cấp cơ sở
–  Hoàn thành nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
3. Đào tạo
– Tự đào tạo tại chỗ về KTV GMHS cho  nhân viên mới đến khoa làm việc.
–  Cử cán bộ tại khoa tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn và dài hạn về lĩnh vực GMHS


V. HƯỚNG PHÁT TRIỂN
– Tiếp tục củng cố và tăng cường phát triển chuyên môn nhằm thu hút được số lượng bệnh nhân đến điều trị ngày càng tăng.
– Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các kỹ thuật đang triển khai.
– Duy trì công tác tự đào tạo và cử nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật.
– Phát triển công tác nghiên cứu khoa học, có ứng dụng tốt trong điều trị bệnh.
– Tham gia các cuộc hội thảo, nghiên cứu khoa học chuyên ngành trong và ngoài nước.