Tiếng Việt

ĐIỀU TRỊ LIỆT MẶT BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Ngày 02.05.2024
By Admin

Liệt mặt hay còn gọi là liệt dây thần kinh số 7, liệt Bell, là một bệnh thần kinh ngoại biên nguyên nhân chưa rõ. Đây là tình trạng một bên cơ mặt trở nên yếu hoặc chảy xệ xuống do dây thần kinh điều khiển cho cơ mặt bị tổn thương hoặc mất chức năng.

Bệnh liệt mặt có thể xảy ra đột ngột

Chị  N.T.D (1992,ngụ tại P.Hố Nai) Vừa mới sinh con được gần 10 ngày thì đột nhiên cảm thấy miệng đơ, méo miệng bên phải và mắt phải nhắm không kín, chị liền tới Bệnh viện Đồng Nai -2  để thăm khám. Tại phòng khám Y học cổ truyền, các bác sĩ đã thăm khám và chẩn đoán chị  bị liệt dây thần kinh số 7 bên phải.

Cũng tại đây, bệnh nhân D.  đã được thực hiện các phương pháp điều trị như xoa bóp bấm huyệt, điện châm không dùng kim, xông hơ ngải cứu. Sau 4 lần điều trị, chị D.  đã có thể nhắm mắt kín và bớt méo miệng.

Một trường hợp khác có triệu chứng liệt mặt trầm trọng hơn là chị C.T.T (1979, ngụ tại P.Hóa An). Trước đó, chị T gặp một tai nạn nặng và sau đó đột ngột chị bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên. Triệu chứng rầm rộ: méo miệng, mặt lệch một bên phải, mắt một bên không nhắm kín được.

Sau hơn 10 ngày điều trị bằng phương pháp Y học cổ truyền, các triệu chứng của chị T đã giảm: miệng bớt méo, mắt đã nhắm được, tình trạng bệnh được cải thiện hơn 70%.

 

Nguyên nhân và triệu chứng bệnh liệt dây thần kinh số 7:

BS CKI Vũ Thùy Trang – Trưởng khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đồng Nai -2 cho biết, theo y học cổ truyền, liệt mặt ngoại biên được mô tả trong những bệnh danh “khẩu nhãn oa tà’, “trúng phong”. Bệnh do những nhóm nguyên nhân sau:

-Thể phong hàn: sau khi gặp mưa, gặp lạnh…, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù.

-Thể phong nhiệt: xuất hiện trong những trường hợp liệt mặt do nguyên nhân viêm nhiễm, liệt ½ mặt một bên kèm theo sốt, sợ gió, sợ nóng, rêu lưỡi trắng dày, mạch phù sác.

-Thể huyết ứ: liệt mặt do nguyên nhân chấn thương hoặc khối choán chỗ, liệt ½ mặt một bên và luôn có kèm dấu đau, xuất hiện sau chấn thương hoặc sau mổ vùng hàm mặt – xương chũm.

Biểu hiện chính của bệnh là liệt nửa mặt, méo miệng, tuy không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng để lại di chứng nặng nề nếu không được điều trị đúng cách.

Bệnh thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng:

-Yếu một phần tới liệt hoàn toàn một bên mặt, tiến triển trong vài giờ hoặc vài ngày;

-Chảy nước dãi bên mặt bị bệnh, thức ăn giắt vào kẽ răng và má;

-Tê bì nửa mặt, hoặc quanh xương hàm.

-Đau đầu, đau sau tai, ù tai bên bệnh.

-Giảm vị giác 2/3 trước lưỡi. Mắt nhắm không kín, chảy nước mắt sống bên bệnh.

 

Điều trị liệt dây thần kinh số 7 bằng Y học cổ truyền:

Các phương pháp điều trị tùy vào tình trạng và thể trạng của mỗi bệnh cảnh:

1/ Cấy chỉ hay còn gọi là nhu châm là một phương pháp châm cứu đặc biệt, kết hợp giữa YHCT và YHHĐ: đưa sợi chỉ tiêu vào vùng huyệt nhằm duy trì sự kích thích lâu dài, chỉ được cấy vào vùng huyệt sẽ liên tục tạo ra kích thích.

2/ Xoa bóp bấm huyệt: dùng sự khéo léo và sức mạnh của đôi tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người được xoa bóp, tạo cảm giác sảng khoái nhằm làm dịu đi chứng đau mỏi của cơ, khớp, thần kinh.

3/ Điện châm: là phương pháp vận dụng kết hợp của y học cổ truyền (châm cứu) và y học hiện đại (sử dụng dòng điện). Điện châm sử dụng một máy điện tử tạo ra dòng điện ở tần số thấp với các mục đích: Kích thích, điều khiển sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ bắp, các dây thần kinh và các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng cho các cấu trúc, tổ chức nơi điện châm.

4/ Điện châm không dùng kim: mang lại hiệu quả điều trị cao trong quá trình điều trị như phương pháp điện châm dùng kim truyền thống, các điện cực kích thích sâu bên trong và ngoại vi, phương pháp này loại bỏ được những lo sợ của người Bệnh: như sợ kim châm vào người.

 

5/ Xông hơ ngải cứu: là dùng sức nóng tác động vào các huyệt vị, đường kinh. “Cứu ngải” được hiểu nôm na là việc đốt dược liệu (lá ngải cứu khô) để thực hiện xông, tức dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích, tạo nên phản ứng của cơ thể giúp phòng và điều trị bệnh.

6/ Thủy châm: (hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh dùng thuốc của y học hiện đại phối hợp với phương pháp chữa bệnh của châm kim theo y học cổ truyền, thông qua tác dụng của thuốc duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.

 

Khuyến cáo phòng ngừa bệnh:

BS CKI Vũ Thùy Trang khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh liệt dây thần kinh số 7 cần có thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường lưu thông máu, chống sự co cứng cơ mặt và tránh ăn đồ lạnh quá hoặc cay nóng quá. Khi nằm ngủ tránh luồng gió của quạt, máy lạnh phà trực tiếp vào mặt hoặc sau gáy. Tránh những trường hợp bị sốc nhiệt như ngồi ở phòng lạnh, đột ngột bước ra ngoài trời nóng, hoặc ngược lại đang ở ngoài nắng nóng vào phòng máy lạnh..

Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và hỗ trợ điều trị sớm các bệnh dễ gây liệt dây thần kinh số 7 như: Cảm cúm, bệnh về tai mũi họng.

Đặc biệt, khi có các dấu hiệu đau, tê giảm cảm giác một nửa bên mặt, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Nếu bị bệnh, phải tuân thủ điều trị, không tự ý ngưng điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Phòng khám Y học cổ truyền – Tầng 5 – Bệnh viện Đồng Nai -2

Hotline CSKH 0933 02 9999

———-
Bệnh viện Đồng Nai -2
Địa chỉ: Số 2 Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline CSKH: 0933 02 9999
Zalo Official: https://bit.ly/3mks0Pm
Youtube Channel: https://bit.ly/3NuhxNy
Tiktok Channel: http://bit.ly/3wQV3PN
TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Ngày 17.05.2024

CƠN HEN CẤP LÀ GÌ?

Cơn hen cấp là tình trạng nặng lên của các triệu chứng như khó thở, nặng ngực, thở rít hoặc phối hợp các triệu chứng trên. Cơn hen cấp không chỉ gây ảnh hưởng cuộc sống mà còn có thể là nguyên nhâ

Ngày 17.04.2024

THUỐC TRÁNH THAI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thuốc tránh thai là một loại thuốc dạng viên uống có chứa hormone nhằm kiểm soát hoạt động của buồng trứng và tử cung, từ đó ngăn ngừa khả năng thụ thai ở người uống.

Ngày 15.04.2024

TÌM HIỂU VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH(COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (tên tiếng Anh là Chronic Obstructive Pulmonary Disease – COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính gây giảm chức năng thông khí ở phổi. Người bệnh thường cảm thấ

Ngày 11.04.2024

NGUY CƠ VIÊM XOANG TÁI PHÁT DO THỜI TIẾT MÙA NÓNG

Thời tiết nắng nóng kéo dài nên nhu cầu sử dụng máy lạnh vào mùa hè rất lớn. Tuy nhiên, việc sử dụng máy lạnh không đúng cách là tác nhân khiến nhiều người bệnh viêm xoang tái phát, thậm chí trở nặn