NGUYÊN NHÂN GÂY SỎI TÚI MẬT
Túi mật dự trữ và giải phóng mật để giúp tiêu hóa chất béo. Sỏi túi mật là những viên rắn giống như sỏi, thường được hình thành từ cholesterol hoặc biliburin, có thể phát triển trong túi mật hoặc ống mật. Những viên rắn này có thể gây đau và các biến chứng khác. Cách điều trị thường được sử dụng là phẫu thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ sỏi mật và đôi khi là túi mật.
Sỏi túi mật hình thành do những nguyên nhân sau đây:
Dịch mật chứa quá nhiều cholesterol: Dịch mật tham gia hỗ trợ quá trình tiêu hóa đồng thời có khả năng hòa tan cholesterol. Tuy nhiên, sỏi có thể hình thành nếu cholesterol dư thừa không được hòa tan hết.
Dịch mật chứa quá nhiều bilirubin: Các tình trạng như xơ gan, nhiễm trùng, rối loạn lipid máu có thể khiến gan sản xuất quá nhiều bilirubin, dẫn đến hình thành sỏi túi mật.
Dịch mật cô đặc, tạo thành sỏi mật.
Các yếu tố nguy cơ:
- Có tiền sử gia đình bị sỏi túi mật
- Nữ giới
- Trên 40 tuổi
- Người bị béo phì
- Chế độ ăn nhiều chất béo, cholesterol và ít chất xơ
- Lười vận động
- Sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp thay thế hormone
- Đang mang thai
- Người bị tiểu đường
- Người mắc bệnh đường ruột, chẳng hạn như Crohn
- Người bị thiếu máu tán huyết hoặc xơ gan
- Người dùng thuốc để giảm cholesterol
- Người đang thực hiện giảm cân cấp tốc
- Người ăn chay