Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có thể gặp cả ở người lớn và trẻ em, có xu hướng ngày càng tăng. Bỏng không những gây ảnh hưởng tổn hại trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài, đặc biệt ở trẻ em.
Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Do đó, ngoài việc nâng cao ý thức phòng tránh xảy ra bỏng, mỗi người dân cần trang bị những kiến thức xử trí ban đầu bệnh nhân bỏng để giúp nâng cao hiệu quả điều trị, hạn chế những hậu quả khi xử lý sai cách
Bước 1: Ngưng tiến trình bỏng
Loại trừ tác nhân tiếp xúc gây bỏng càng sớm càng tốt:
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn
Dập tắt lửa và cởi bỏ quần áo bị cháy
Tháo nhẫn, dây nịt hoặc đồng hồ trước khi phần bỏng sưng nề
Bước 2: Làm lạnh vết thương bỏng
Ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước sạch, đây là biện pháp đơn giản hiệu quả.
Thời điểm ngâm rửa bằng nước mát tốt nhất trong vòng 30 phút sau khi bị bỏng
Sử dụng nước sạch nhiệt độ chuẩn từ 16-20 0 C
Tuy nhiên vì là cấp cứu cần tận dụng nguồn nước có sẵn như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước giếng..
Có thể ngâm rửa vùng bỏng dưới vòi nước hoặc trong chậu nước mát
Có thể đắp thay đổi bằng khăn ướt lên vết bỏng
Rửa sạch dị vật hoặc tác nhân gây bỏng còn bám trên vết bỏng
Thời gian ngâm rửa khoảng 20 phút
Lưu ý khi làm lạnh vết bỏng
Không dùng đá, nước đá
Không ngâm vết bỏng bằng nước ấm
Không đắp các loại thuốc mỡ, dầu, nước mắm…hoặc bất ký chất gì vào vùng bỏng khi chưa rửa sạch.
Không làm chợt, loét vết bỏng, bóc bỏ vòm nốt phỏng
Đảm bảo giữ ấm phần cơ thể không bị bỏng của nạn nhân khi diện rộng > 15% cơ thể, nhất là trẻ em và người già
Bước 3: Băng che phủ vết bỏng
Băng che phủ tạm thời vết bỏng bằng những vật liệu sạch( Băng, gạc hay vãi sạch)
Băng ép nhẹ vết bỏng để hạn chế sự hình thành nốt bỏng
Việc băng ép cần tiến hành sớm, chặt vừa đều mới có tác dụng, tránh băng quá chặt gây chèn ép vùng bỏng
Nâng cao vùng bị bỏng: Giúp giảm phù nề
Bước 4: Phòng và chống sốc bỏng
Giữ ấm cho nạn nhân, giảm đau
Có thể cho nạn nhân uống nước chè đường ấm
Nước cháo loãng, nước hoa quả
Cho trẻ bú bình thường
Bước 5: Chuyễn nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất
Cần lưu ý sơ cứu các tổn thương phối hợp ( như cố định gảy xương, cầm máu…)
Sơ cứu bỏng do hóa chất
Thương tổn do bỏng hóa chất có đặc điểm là tiếp tục tiến triển sau khi tiếp xúc, do đó thường gây những tổn thương hay để lại di chứng
Các loại hóa chất có thể gặp trong đời sống như base như Na0H, đặc biệt hay gặp bỏng do vôi nóng, bỏng do acid như acid sulfuric
Xử trí:
Nhanh chóng đưa nạn nhân ra khỏi tiếp xúc với tác nhân gây bỏng
Lấy đi quần áo ngấm hóa chất
Lấy đi hóa chất ở dạng tin thể dính vào vết bỏng như vôi…
Ngâm rửa vết bỏng với nước sạch thời gian ngâm rửa thường kéo dài hơn so với bỏng nhiệt
Bỏng mắt do hóa chất
Rửa mắt bằng nước sạch để loại bỏ hóa chất càng nhanh càng tốt
Bỏng một mắt:yêu cầu ngồi cúi đầu vào chậu hay bồn rửa, đầu nghiêng một bên sao cho mắt bị bỏng nằm thấp hơn mắt lành. Dùng nước sạch rửa mắt bị chấn thương.
Bỏng cả 2 mắt: yêu cầu người bệnh ngửa đầu ra sau, dùng nước sạch rửa cả hai mắt, đổ nước từ sống mũi xuống hai mắt.
Nếu có vòi sen, có thể để nước ấm chảy nhẹ nhàng lên vùng trán hay ngay phía trên mắt bị chấn thương, dùng các ngón tay banh rộng mắt. Sau đó đưa người bị bỏng đến trung tâm y tế gần nhất để được xử trí đúng và kịp thời.
Không dụi mắt, không băng bó mắt hay sử dụng cốc che mắt.
Thời gian rửa mắt ít nhất 30 phút trở lên.
Chỉ sử dụng nước sạch, nước lọc, nước muối sinh lý để rửa mắt.
Che phủ tạm thời vết bỏng
Cho nạn nhân uống nước Oresol nếu không nôn ói,
Chuyễn nạn nhân đến các cơ sở y tế gần nhất
————————————
Bệnh viện Đồng Nai -2
Địa chỉ: Số 2 Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline CSKH: 0933 02 9999