TIếNG VIệT

THAY ĐỔI LỐI SỐNG TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Ngày 02.04.2025
Qua Admin

I. ĐỊNH NGHĨA­

Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) là rối loạn chuyển hóa phức tạp, được đặc trưng bởi tăng glucose huyết mạn tính do khiếm khuyết về bài tiết insulin, hoạt động của insulin hoặc cả hai. Bài tiết insulin không đủ và/hoặc giảm phản ứng của mô với insulin dẫn đến thiếu hoạt động của insulin trên các mô đích, gây nên rối loạn chuyển hóa của cacbohydrat, protide, lipid.Biến chứng có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào của bệnh tiểu đường và là nguyên nhân chính gây tử vong, tàn phế hoặc suy giảm trầm trọng chất lượng cuộc sống của người bệnh.

II. THAY ĐỔI LỐI SỐNG

1. Tinh bột

Bạn không cần phải cắt giảm hoàn toàn tinh bột, năng lượng từ tinh bột nên chiếm 50 – 60% năng lượng khẩu phần.

– Sử dụng các loại tinh bột phân hủy chậm, cung cấp năng lượng ổn định như: ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt, rau củ, trái cây tươi,..

– Hạn chế các loại quả làm tăng đường huyết như: na, mít, vải, nhãn,….

– Việc cắt giảm quá mức tinh bột dẫn đến cơ thể thiếu năng lượng, gây nên những biến chứng cấp tínhnhư hạ đường huyết với biểu hiện mệt mỏi, vã mồ hôi, lo âu, mờ mắt, …

– Nên ăn đủ 4 nhóm chất để cân bằng dinh dưỡng.

2. Giảm cân nếu cần thiết

Bắt đầu từ từ. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu của bạn cũng như cải thiện huyết áp và mức cholesterol. Hãy cố gắng đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo ăn vào, bằng cách cắt giảm chất béo, đường khỏi chế độ ăn.

3. Ngủ đủ giấc

– Ngủ quá nhiều hoặc quá ít có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là các loại thức ăn giàu tinh bột. Điều đó có thể dẫn đến tăng cân, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng bệnh tiểu đường. Vì vậy, hãy ngủ đủ bảy hoặc tám giờ mỗi ngày bằng cách:

– Điều trị chứng ngưng thở khi ngủcó thể cải thiện giấc ngủ của bạn và giảm lượng đường trong máu.

– Không sử dụng đồ uống có cồn (rượu, bia, ..) và chất kích thích (cafein, …) trước khi đi ngủ

– Không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ (điện thoại, máy tính, tivi, …)

– Thư giãn để có tâm trạng thoải mái, loại bỏ những căng thẳngtrong ngày

4. Vận động hợp lý

Chọn bất cứ thứ gì đó bạn thích – đi bộ, khiêu vũ, đi xe đạp hoặc chỉ dậm chân tại chỗ trong khi bạn đang nghe điện thoại – thực hiện 30 phút mỗi ngày. Tập thể dục có, mức cholesterol và huyết áp, giảm cân, giảm căng thẳng và giúp bạn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

5. Kiểm soát đường huyết hằng ngày

Bạn có thể tự kiểm tra đường huyết mao mạch tại nhà thường là trước bữa ăn, đặc biệt trước bữa ăn sáng, hoặc sau bữa ăn một hoặc hai giờ.

6. Nói không với muối

Giảm muối làm giảm huyết áp và bảo vệ thận của bạn, giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh tiểu đường đến tim mạch và thận. Người mắc bệnh tiểu đường nên giảm xuống dưới 2,3g muối mỗi ngày hoặc thấp hơn.  Cách giảm muối trong chế độ ăn hằng ngày:

– Không ướp muối thực phẩm khi chế biến

– Hạn chế sử dụng thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, pate, thịt nguội, …)

– Nêm các loại thảo mộc và gia vị thay vì muối khi bạn nấu ăn

7. Bỏ thuốc lá

Những bệnh nhân tiểu đường có hút thuốc sẽ có nguy cơ tử vong sớm, bỏ thuốc lá làm giảm huyết áp của bạn và nguy cơ đột quỵ, đau tim, tổn thương thần kinh và bệnh thận cũng như ngăn ngừa biến chứng tiểu đường.

8. Những điều cơ bản bạn cần ghi nhớ để có chế độ ăn hợp lý:

– Sử dụng các loại rau quả như khoai lang, các loại rau lá xanh đậm

– Xem nhãn thực phẩm để tránh các loại chất béo bão hòa, chọn thực phẩm chứa chất béo không bão hòanhư dầu ô liu.

– Hạn chế sử dụng rượu bia,…

9. Tái khám đều đặn

Để phát hiện sớm và chống biến chứng tiểu đường, tái khám đều đặn 2 – 4 lần mỗi năm, nếu bạn đang dùng insulin thì có thể cần phải đi khám thường xuyên hơn, cụ thể bạn nên khám mắt hằng năm bạn nên được kiểm tra xem có tổn thương mắt, thần kinh, thận và các biến chứng khác không, định kỳ khám nha khoa mỗi 6 tháng.

Tóm lại, tiểu đường là một căn bệnh mạn tính, diễn tiến âm thầm và gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, thậm chí đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thay đổi lối sống là biện pháp cơ bản có thể giúp bạn ngăn ngừa biến chứng tiểu đường, tăng hiệu quả điều trị cũng như đem lại nhiều niềm hơn cho bệnh nhân vui trong cuộc sống.

TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Ngày 28.03.2025

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI CÁC BỆNH PHỤ KHOA, KHI NÀO THÌ CẦN ĐI KHÁM?

Bệnh phụ khoa thực chất là tên gọi chung của nhiều bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp như ngứa ở vùng kín, ra huyết bất thường, dịch âm đạo thay đ

Ngày 27.03.2025

NGƯỜI ĐÁI THÁO ĐƯỜNG NÊN ĂN GÌ – KIÊNG GÌ? CÁCH CHẾ BIẾN NHƯ THẾ NÀO CHO LÀNH MẠNH?

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Hãy cùng khám phá danh sách thực phẩm nên ăn, cần hạn chế và tuyệt đối không nên dùng

Ngày 25.03.2025

TIN TỨC | U XƠ TỬ CUNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

U xơ tử cung là khối u thường gặp đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và là khối u trong hoặc xung quanh tử cung. Khối u hiếm khi phát triển thành ung thư nhưng nếu không được phát hiện và điều trị

Ngày 24.03.2025

TIN TỨC | KHÁM PHỤ KHOA ĐỊNH KỲ TẠI BỆNH VIỆN ĐỒNG NAI -2

Phụ nữ hiện đại không chỉ quan tâm đến gia đình, công việc mà còn ý thức hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân. Trong đó, khám phụ khoa là một hoạt động quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe sinh sả