SUY THẬN – CĂN BỆNH DIỄN TIẾN THẦM LẶNG, NHƯNG HẬU QUẢ NGHIÊM TRỌNG
Thận được ví như một “nhà máy lọc” âm thầm nhưng cực kỳ quan trọng trong cơ thể. Mỗi ngày, thận lọc khoảng 50 lít máu, loại bỏ các chất độc, cặn bã, cân bằng nước – điện giải và giúp cơ thể vận hành trơn tru. Không chỉ thế, thận còn tham gia điều hòa lượng nước trong cơ thể, huyết áp, tạo hồng cầu và duy trì sức khỏe xương.
Khi thận bị tổn thương, tất cả các chức năng này đều bị ảnh hưởng. Điều đáng lo ngại là suy thận thường tiến triển âm thầm, không có biểu hiện trong giai đoạn đầu, đến khi có triệu chứng thì chức năng thận đã suy giảm nghiêm trọng.

Vậy nguyên nhân của suy thận là gì?
Hiện nay, các nguyên nhân chính dẫn đến suy thận bao gồm:
- Bệnh đái tháo đường (hay còn gọi là tiểu đường): là nguyên nhân hàng đầu
gây suy thận mạn trên toàn cầu.
- Tăng huyết áp kéo dài không kiểm soát.
- Viêm cầu thận cấp hoặc mạn tính.
- Bệnh thận bẩm sinh, dị tật đường tiết niệu.
- Sỏi thận, tắc nghẽn đường tiểu do phì đại tuyến tiền liệt, u bàng quang…
- Lạm dụng thuốc giảm đau, kháng sinh, thuốc lá cây hoặc thực phẩm chức
năng không rõ nguồn gốc.
- Ngoài ra, các yếu tố như chế độ ăn quá mặn, uống ít nước, nhịn tiểu thường xuyên, thức khuya kéo dài, béo phì… cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe nói chung và thận nói riêng.
Suy thận không còn là bệnh của người lớn tuổi
Không chỉ người lớn tuổi, người trẻ cũng có thể bị suy thận nếu mang các yếu tố nguy cơ hoặc bệnh lý nền mà không được phát hiện kịp thời, điều trị đúng cách. Khi chức năng thận giảm nặng, bệnh nhân buộc phải được ghép thận, lọc máu chu kỳ hoặc lọc màng bụng suốt đời – ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống và kinh tế của gia đình.
Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyến cáo: Người dân ở mọi độ tuổi chủ động kiểm tra
nếu có các dấu hiệu sau:
– Mệt mỏi kéo dài
– Tiểu đêm nhiều
– Phù chân, mặ
– Nước tiểu có bọt hoặc màu sẫm
– Tăng huyết áp
Vậy cần làm gì để bảo vệ thận?
– Uống đủ nước mỗi ngày
– Ăn giảm muối, tránh thực phẩm chế biến sẵn
– Không tự ý dùng thuốc – đặc biệt là thuốc giảm đau, thuốc lá cây , thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc
– Không nhịn tiểu kéo dài
– Tăng cường vận động, giữ cân nặng hợp lý
– Kiểm soát tốt huyết áp, đường huyết
Đặc biệt: Nên khám sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng/lần, chỉ với một số xét nghiệm đơn giản như: ure, creatinine, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm bụng… đã có thể giúp phát hiện sớm nguy cơ suy giảm chức năng thận.
Khám sức khỏe định kỳ là cách hiệu quả nhất để phát hiện sớm bất thường chức năng thận từ đó có biện pháp điều trị phù hợp bảo vệ thận – và cũng chính là bảo vệ cuộc sống của bạn.
