TIếNG VIệT

Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có sao không?

Ngày 08.05.2025
Qua Admin

Việc ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có thể khiến mẹ bầu lo lắng về sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Vậy, ra máu như hành kinh trong giai đoạn này có ý nghĩa gì, nguyên nhân từ đâu và mẹ bầu cần làm gì để đảm bảo an toàn? Bài viết dưới đây từ Bệnh viện Đồng Nai -2 sẽ trình bày chi tiết và hướng dẫn cần thiết để giải đáp những băn khoăn này.

Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu và các dấu hiệu nhận biết 

Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu và các dấu hiệu nhận biết

Chảy máu khi mang thai là gì?

Chảy máu khi mang thai là hiện tượng máu xuất hiện từ âm đạo trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy nhiên, tình trạng ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu nhận được nhiều sự quan tâm vì đây là thời điểm phôi thai đang hình thành và phát triển, dễ khiến mẹ bầu liên tưởng đến chu kỳ kinh nguyệt đã ngừng lại. 

Điều quan trọng mà mẹ bầu cần lưu ý là không phải mọi trường hợp chảy máu khi mang thai đều dẫn đến nguy cơ sảy thai. Tuy nhiên, việc xác định nguyên nhân và theo dõi chặt chẽ là yếu tố cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân chảy máu sau khi có dấu hiệu mang thai

Ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu là hiện tượng phổ biến, bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

Tam cá nguyệt đầu tiên

Chảy máu sau khi xuất hiện các dấu hiệu mang thai, đặc biệt trong tam cá nguyệt đầu tiên (12 tuần đầu), có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp:

  • Máu báo thai: Đây là nguyên nhân phổ biến, xảy ra khi phôi thai làm tổ trong tử cung, thường xuất hiện từ 10–14 ngày sau thụ thai, trùng thời điểm dự kiến kỳ kinh nguyệt. Lượng máu thường ít, có màu hồng nhạt hoặc nâu và kéo dài vài ngày.
  • Dọa sảy thai: Ra máu kèm đau bụng âm ỉ hoặc co thắt từng cơn vùng bụng dưới là dấu hiệu cảnh báo dọa sảy thai. Khi có dầu hiệu như trên bạn nên đi khám sớm để  được bác sĩ đánh giá và điều trị kịp thời.
  • Polyp cổ tử cung: Các khối mô lành tính ở vùng cổ tử cung, các khối này có tính chất mềm, bở, dễ gây chảy máu khi bị đụng chạm (thăm khám, quan hệ…).
  • Viêm nhiễm: Viêm âm đạo hoặc cổ tử cung do vi khuẩn, nấm hoặ kí sinh trùng gây ra làm niêm mạc ở đây dễ tổn thường và gây chảy máu, thường đi kèm khí hư bất thường và cảm giác ngứa, rát.
  • Mang thai ngoài tử cung: Xảy ra khi phôi thai phát triển ngoài tử cung, thường ở ống dẫn trứng, đến một giai đoạn khi khối thai đủ lớn sẽ làm nứt vỡ ống dẫn trứng gây chảy máu. Đây là một tình trạng nguy hiểm cần phát hiện sớm và can thiệp y tế kịp thời. Chảy máu do thai ngoài tử cung thường đi kèm đau bụng dữ dội.
Các giai đoạn của tam cá nguyệt 

Các giai đoạn của tam cá nguyệt

Chảy máu âm đạo sau tuần thứ 20

Mặc dù không thường liên quan đến hiện tượng “ra máu như hành kinh” trong tháng đầu, mẹ bầu cần lưu ý các nguyên nhân chảy máu ở giai đoạn sau:

  • Nhau tiền đạo: Khi nhau thai bám ở vị trí thấp trong tử cung, che một phần hoặc toàn bộ lỗ cổ tử cung, gây chảy máu.
  • Bong nhau non: Xảy ra khi nhau thai tách khỏi thành tử cung trước khi sinh, gây đau bụng và chảy máu.
  • Chuyển dạ sinh non: Chảy máu kèm theo các cơn co thắt tử cung có thể là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Dấu hiệu chảy máu sau khi có dấu hiệu mang thai

Dấu hiệu ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có thể biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Tùy thuộc vào nguyên nhân, các đặc điểm của hiện tượng chảy máu sẽ khác biệt và bao gồm:

  • Màu sắc máu: Máu có thể có màu hồng nhạt, nâu sẫm hoặc đỏ tươi. Màu sắc này có thể giúp bác sĩ gợi ý nguyên nhân và thời điểm chảy máu. Ví dụ: máu màu nâu, đen thường gặp trong những trường hợp máu chảy máu diễn ra cách vài ngày trước đến thời điểm phát hiện thì đây là máu cũ, thường đã được tự cầm. Trong khi máu đỏ tươi thường là gợi ý máu mới chảy gần đây cần xác định xem tình trạng chảy máu đã được cầm hay chưa.
  • Lượng máu: Lượng máu chảy ra có thể ít, chỉ đủ để thấy trên băng vệ sinh, hoặc nhiều hơn giống như kinh nguyệt. Nếu lượng máu ra lượng nhiều (1 tiếng ướt hết 1 miếng BVS) bạn cần phải được kiểm tra y tế ngay.
  • Thời gian: Chảy máu có thể kéo dài vài giờ hoặc vài ngày, tùy thuộc vào nguyên nhân và tình trạng mẹ bầu gặp phải. Thông thường khi thấy dấu hiệu ra máu âm đạo bất thường các mẹ bầu nên đi kiểm tra liền để loại trừ các tình huống xấu.
  • Các triệu chứng đi kèm: Có thể xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội, đau lưng, chóng mặt, buồn nôn, hoặc chảy máu âm đạo dưới dạng cục kèm theo mảnh mô.

Xem thêm: Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng

Nhận biết chảy máu khi mang thai hay là chu kỳ kinh nguyệt?

Việc phân biệt ra máu khi mang thai và chu kỳ kinh nguyệt đôi khi có thể gây khó khăn vì các dấu hiệu có thể giống nhau. Tuy nhiên, vẫn có một số đặc điểm giúp mẹ bầu nhận biết rõ hơn:

  • Thời điểm xảy ra: Máu báo thai thường xuất hiện khoảng 10–14 ngày sau khi thụ thai, trong khi chu kỳ kinh nguyệt thường xuất hiện định kỳ hàng tháng theo chu kỳ bình thường.
  • Lượng máu: Máu báo thai thường ít hơn, chỉ là vài giọt máu có màu hồng nhạt hoặc nâu, trong khi máu kinh nguyệt có lượng lớn hơn và thường kéo dài vài ngày.
  • Màu sắc: Máu báo thai thường có màu nhạt hơn (hồng hoặc nâu) và không tươi như máu kinh nguyệt, vốn thường có màu đỏ tươi khi mới xuất hiện.
  • Tính chất kèm theo: Máu kinh nguyệt thường đi kèm với các triệu chứng đau bụng kinh rõ rệt, trong khi máu báo thai hiếm khi gây đau hoặc chỉ có cảm giác nhẹ.
  • Thời gian kéo dài: Máu báo thai thường kéo dài từ 1–3 ngày, ngắn hơn chu kỳ kinh nguyệt thông thường kéo dài 4–7 ngày.
Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt qua màu sắc và thời gian ra máu

Phân biệt máu báo thai và kinh nguyệt qua màu sắc và thời gian ra máu

Chảy máu sau khi có dấu hiệu mang thai khi nào nên gặp bác sĩ?

Nếu bạn gặp tình trạng chảy máu sau khi có dấu hiệu mang thai, nên đến gặp bác sĩ ngay trong các trường hợp sau đây:

  • Lượng máu nhiều: Khi máu chảy ra lượng lớn, giống như kinh nguyệt hoặc nhiều hơn, đặc biệt nếu máu có màu đỏ tươi.
  • Cơn đau dữ dội: Nếu chảy máu kèm theo đau bụng dữ dội, đau co thắt hoặc đau một bên bụng, đây có thể là dấu hiệu của tình trạng nguy hiểm như thai ngoài tử cung hoặc dọa sảy thai.
  • Chảy máu kéo dài: Nếu tình trạng chảy máu kéo dài nhiều ngày mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Triệu chứng bất thường kèm theo: Khi chảy máu kèm theo các triệu chứng như sốt cao (trên 38°C), chóng mặt, ngất xỉu, đau vai hoặc buồn nôn.
  • Chảy máu với mảnh mô: Khi bạn thấy máu có lẫn mảnh mô hoặc cục máu đông lớn, đây có thể là dấu hiệu của sảy thai.

Thông thường khi thấy dấu hiệu ra máu âm đạo bất thường các mẹ bầu không nên chờ đợi mà cần đi kiểm tra liền để loại trừ các tình huống xấu.

Xem thêm: Cảm giác buồn nôn khi mang thai như thế nào?

Cách phòng ngừa hiện tượng ra máu khi mang thai

Để giảm chảy máu khi mang thai 3 tháng đầu và đảm bảo một thai kỳ an toàn, mẹ bầu cần tuân thủ:

  • Khám thai định kỳ: Thăm khám sức khỏe thai ky thường xuyên giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và theo dõi sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Duy trì lối sống lành mạnh: Ăn uống cân bằng, bổ sung đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là axit folic, sắt và canxi. Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
  • Tránh hoạt động gắng sức: Không mang vác nặng, tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ, và hạn chế các hoạt động thể chất mạnh.
  • Quan hệ tình dục an toàn: Lựa chọn tư thế phù hợp và nhẹ nhàng để tránh gây áp lực lên tử cung. Tham vấn ý kiến bác sĩ về tần suất và tư thế phù hợp để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm soát căng thẳng: Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
  • Theo dõi các dấu hiệu bất thường: Nếu có bất kỳ triệu chứng như đau bụng, chảy máu âm đạo, chóng mặt hoặc sốt, cần đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và xử lý kịp thời.
Các biện phòng ngừa hiện tượng ra máu trong thai kỳ

Các biện phòng ngừa hiện tượng ra máu trong thai kỳ

Tình trạng ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, từ các thay đổi sinh lý bình thường đến những vấn đề sức khỏe cần đặc biệt lưu ý. Việc trang bị kiến thức về các dấu hiệu, nguyên nhân và thời điểm cần thăm khám bác sĩ là vô cùng quan trọng, giúp mẹ bầu theo dõi sức khỏe của bản thân và thai nhi một cách hiệu quả. Nếu gặp phải hiện tượng này, mẹ bầu nên nhanh chóng liên hệ đến Bệnh viện Đồng Nai -2 qua số hotline 0933 02 9999 để được tư vấn và thăm khám kịp thời.

TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mà mọi mẹ bầu cần biết
Ngày 15.05.2025

Những điều kiêng kỵ trong 3 tháng đầu mang thai mà mẹ bầu nên biết

Mang thai trong 3 tháng đầu là một hành trình thiêng liêng và hạnh phúc, nhưng cũng đi kèm nhiều lo âu cho các mẹ bầu. Đây là giai đoạn then chốt khi thai nhi bắt đầu hình thành và phát triển những cơ quan chứ

Vị trí của sỏi túi mật 
Ngày 08.05.2025

Bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không​? Cách chữa trị

Sỏi túi mật là một bệnh lý tiêu hóa phổ biến, gây ra nhiều lo lắng cho người bệnh về những ảnh hưởng tiềm ẩn đến sức khỏe. Liệu bệnh sỏi túi mật có nguy hiểm không? Trong bài viết này, Bệnh vi

Sỏi túi mật là gì?
Ngày 08.05.2025

Sỏi túi mật là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Sỏi túi mật hay sỏi mật là một vấn đề sức khỏe tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Dù không phải ai mắc bệnh cũng có triệu chứng, nhưng khi sỏi gây tắc nghẽn

Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn cho người viêm gan B
Ngày 08.05.2025

Thực đơn cho người viêm gan B giúp cải thiện bệnh

Viêm gan B là một bệnh lý gan mãn tính do virus HBV gây ra, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc h