Tiếng Việt

[Ăn gì để nhiều sữa] Tổng hợp những món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

Ngày 19.11.2024
By Admin

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng mang giá trị to lớn cho các bé trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên đối với các mẹ sinh mổ, việc không đủ sữa cho con bú là một rắc rối thường gặp phải, những điều này có thể cải thiện một phần nhờ vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong bài viết dưới đây, Bệnh Viện Đồng Nai sẽ tổng hợp những món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ được nhiều chuyên gia khuyên dùng.

Vai trò của chế độ dinh dưỡng sau sinh mổ

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong việc phục hồi sức khỏe của sản phụ sinh mổ. Đầu tiên, một chế độ ăn uống hợp lý giúp vết mổ lành nhanh chóng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng và hỗ trợ quá trình hồi phục sức khỏe. Thực phẩm giàu dinh dưỡng còn đảm bảo nguồn sữa dồi dào và đầy đủ dưỡng chất cho bé.

Tổng hợp các món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ 

Tổng hợp các món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng hợp lý còn giúp mẹ kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Có nhiều loại thực phẩm vừa giúp tăng cường sản xuất sữa vừa hỗ trợ giảm cân mà không gây hại cho sức khỏe.

Ngược lại, nếu lựa chọn thực phẩm không phù hợp, mẹ có thể gặp phải những vấn đề như sức khỏe suy giảm, nguồn sữa kém chất lượng hoặc tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vì sao sau sinh mổ mẹ thường mất sữa hoặc ít sữa?

Phụ nữ sinh mổ thường phải trải qua một ca phẫu thuật kéo dài khoảng 1 giờ và vấn đề phổ biến nhất mà nhiều sản phụ gặp phải là không có sữa ngay sau khi sinh. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng không có sữa hoặc ít sữa ở mẹ sau sinh mổ:

  • Ảnh hưởng từ thuốc tê/thuốc mê/thuốc kháng sinh: Thuốc gây tê và gây mê được sử dụng trong phẫu thuật có thể tác động đến khả năng tiết sữa của mẹ. Thuốc kháng sinh dù cần thiết để ngăn ngừa nhiễm trùng cũng có thể ức chế hormone sản xuất sữa, dẫn đến tình trạng ít sữa hoặc mất sữa sau sinh.
  • Không thể cho con bú ngay: Sau khi sinh mổ, mẹ thường phải đợi khoảng 2 giờ mới có thể cho con bú. Việc không thể ôm con hoặc thực hiện tiếp xúc da kề da ngay sau khi sinh làm giảm sự kích thích tuyến sữa.
  • Ảnh hưởng từ vết mổ: Sau sinh mổ, nhiều mẹ gặp tình trạng táo bón và đau ở vết mổ, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể trong những ngày đầu, khả năng tiết sữa sẽ bị ảnh hưởng. Mẹ cũng có thể gặp khó khăn trong việc ngủ, dẫn đến việc sinh hoạt bị đảo lộn.
  • Cho con bú không đúng cách: Nếu cho con bú không đúng cách hoặc cho con sử dụng sữa ngoài thay vì bú mẹ ngay sau khi sinh, khả năng có sữa sau sinh sẽ giảm đáng kể.

Dấu hiệu nhận biết mẹ bị mất sữa hoặc ít sữa sau sinh mổ

Trước khi tìm hiểu về món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ, hãy cùng Bệnh viện Đồng Nai điểm qua những dấu hiệu cho thấy mẹ có thể bị mất sữa hoặc ít sữa sau sinh mổ:

  • Nếu sau 3 ngày sinh, bầu vú của mẹ không có dấu hiệu căng hoặc chỉ thay đổi rất ít, có thể mẹ đang gặp tình trạng ít sữa.
  • Bé bú chỉ trong vài phút và nhả ra ngay đồng thời quấy khóc vì đói, có thể do mẹ thiếu sữa, khiến bé không cảm thấy no.
  • Khi mẹ cố gắng nặn hoặc hút sữa mà lượng sữa tiết ra vẫn rất ít, đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ đang có ít sữa.
  • Nếu bé đi tiểu dưới 6 lần trong một ngày, điều này cho thấy bé có thể không nhận đủ lượng sữa cần thiết, mẹ cần chú ý đến tình trạng sữa của mình.

Ăn gì lợi sữa sau sinh mổ? Các món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ tốt cho mẹ sau sinh

Có nhiều món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ đơn giản và dễ thực hiện tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý thực đơn mà các mẹ có thể tham khảo.

Canh rau ngót nấu thịt băm

Canh rau ngót là một trong những món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ rất được ưa chuộng. Một số lợi ích nổi bật của canh rau ngót nấu thịt băm:

  • Rau ngót chứa hàm lượng cao các loại vitamin, khoáng chất và có tính mát, hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng.
  • Giúp làm sạch sản dịch, tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ trị táo bón cho mẹ sau sinh.
  • Thịt heo giàu protein giúp tái tạo tế bào và hình thành lớp da mới, góp phần làm lành vết mổ hiệu quả cho mẹ sau sinh.

Với các nguyên liệu dễ tìm, mỗi tuần mẹ nên bổ sung canh rau ngót nấu thịt nạc vào thực đơn khoảng 2-3 lần để vừa thay đổi khẩu vị vừa nâng cao chất lượng sữa cho bé bú.

Cách nấu: Nhặt lá rau ngót, rửa sạch rồi vò nhẹ. Thịt băm ướp sẵn với gia vị cho thấm. Phi hành tím thơm với ít dầu trong nồi, sau đó cho nước vào đun sôi. Khi nước sôi, cho thịt băm vào trước, tiếp theo là rau ngót, nấu thêm 5-10 phút. Cuối cùng, nêm nếm gia vị vừa ăn và thưởng thức.

Canh rau ngót nấu thịt băm là một món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

Canh rau ngót nấu thịt băm là một món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

Canh đu đủ xanh nấu chân giò

Món chân giò hầm đu đủ là món ăn phổ biến được nhiều mẹ sau sinh lựa chọn để lợi sữa. Chân giò giàu protein và canxi, được xem là phần thịt ngon, bổ dưỡng, rất được ưa chuộng. Theo Đông y, đu đủ xanh có tính hàn, vị ngọt nhẹ và chứa nhiều vitamin A, B, C, D, E,… cùng các khoáng chất, protein và chất béo, mang đến nhiều lợi ích cho phụ nữ sau sinh, bao gồm:

  • Hàm lượng chất xơ cao trong đu đủ xanh giúp cải thiện tiêu hóa, giúp đại tràng thải độc dễ dàng hơn.
  • Với nhiều loại vitamin, đu đủ xanh giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ làm lành vết mổ nhanh chóng, giảm nguy cơ nhiễm trùng và sưng đau.
  • Nhờ khoáng chất và vitamin đa dạng, đu đủ xanh cung cấp dưỡng chất cần thiết giúp cơ thể mẹ tạo sữa, nâng cao chất lượng khiến sữa mát và giàu dinh dưỡng hơn.

Nguyên liệu: chân giò heo, trái đu đủ xanh, hành lá, hành tím.

Cách làm: Chân giò sau khi làm sạch, được chặt thành khúc vừa ăn. Đu đủ xanh gọt vỏ và cắt miếng nhỏ. Ướp chân giò với gia vị cho thấm, sau đó cho vào nồi đã phi hành thơm và đảo đều để giò săn lại. Tiếp theo, cho nước sôi vào hầm khoảng 15 phút và cho đu đủ xanh vào nấu thêm 20 phút. Tắt bếp, nêm nếm gia vị cho vừa ăn và rắc hành lá lên trên để trang trí là món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ đã hoàn thành.

Canh xương bò hầm đậu đỏ

Xương bò giàu canxi, trong khi đậu đỏ cung cấp chất xơ, sắt và vitamin B1, B6, rất tốt cho hệ tiêu hóa và thần kinh, giúp giảm stress. Đậu đỏ còn chứa chất giống estrogen, hỗ trợ phát triển tuyến vú và tăng tiết sữa. Vì vậy, canh xương bò hầm đậu đỏ là món ăn dinh dưỡng không thể thiếu trong thực đơn món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ.

Khi nấu, mẹ nên vo sạch đậu đỏ và ngâm trong nước khoảng 4 giờ để đậu mềm hơn. Xương bò cũng cần được luộc qua với nước muối, sau đó rửa sạch và để ráo. Chỉ cần ninh xương bò với lửa nhỏ trong khoảng 30 phút, mẹ đã có ngay một món ăn ngon miệng, bổ dưỡng và lợi sữa.

Canh cua rau đay và mướp

Canh rau đay nấu mướp là món ăn dễ chế biến và giàu dưỡng chất, rất tốt cho mẹ sau sinh mổ. Rau đay cung cấp canxi, photpho, sắt, kali cùng các vitamin thiết yếu, giúp tăng cường sản xuất sữa mẹ và cải thiện hàm lượng chất béo trong sữa.

Mướp có vị ngọt, tính mát, không chỉ giúp giảm cơn đau sau sinh do co thắt tử cung mà còn hỗ trợ thông tuyến sữa, ngăn ngừa viêm tắc tia sữa và cải thiện lưu thông máu. Vì vậy, canh rau đay nấu mướp là lựa chọn lý tưởng cho phụ nữ sau sinh mổ.

Ngoài ra, mẹ có thể chế biến nước mướp bằng cách nấu một quả mướp tươi với chút muối trong khoảng 1 lít nước sôi để uống hàng ngày, giúp kích thích sản xuất sữa hiệu quả.

Canh rau đay nấu mướp

Canh rau đay nấu mướp

Cháo chân dê

Một món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ không thể bỏ qua là cháo chân dê. Thịt dê rất giàu vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B (B1, B3, B9, B12), vitamin K, E, cùng với protein, axit amin và các axit béo omega 3, omega 6. Những dưỡng chất này giúp mẹ phục hồi sức khỏe sau phẫu thuật và tăng cường lượng sữa cho con bú.

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng mặc dù thịt dê rất bổ dưỡng, nhưng không nên ăn quá nhiều vì có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, ảnh hưởng đến quá trình lành vết mổ. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ sau sinh mổ chỉ nên ăn 1 – 2 bữa cháo dê mỗi tuần, kết hợp với các món cháo bổ dưỡng khác như cháo móng giò, cháo lươn, hay cháo rau ngót thịt lợn.

Bao tử heo hầm hạt sen

Theo Đông y, hạt sen chứa nhiều protein và vitamin, có tác dụng dưỡng tâm, bổ thận, kiện tỳ và giúp giảm căng thẳng hiệu quả. Bao tử heo hỗ trợ lành vết thương, đồng thời giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Ngoài ra, mẹ sau sinh cũng có thể thử thêm các món như chè hạt sen hoặc cháo hạt sen kết hợp với một số loại hạt khác để lợi sữa hiệu quả hơn.

Thịt bò kho khoai tây

Thịt bò kho khoai tây là món ăn lợi sữa tuyệt vời cho mẹ sau sinh mổ. Thịt bò không chỉ giàu protein và sắt mà còn chứa nhiều vitamin B12, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng và ngăn ngừa thiếu máu cho mẹ.

Một nghiên cứu cho thấy, những người tiêu thụ nhiều khoai tây có tỷ lệ mắc bệnh tim mạch chỉ 29%, trong khi tỷ lệ này ở những người không ăn khoai tây lên tới 42%. Khoai tây chứa hàm lượng tinh bột cao, cellulose, và các vitamin B1, B2, cùng với vitamin C phong phú. 

Nhờ vậy, khoai tây không chỉ cung cấp dinh dưỡng và vitamin cần thiết cho mẹ mà còn giúp làm mát cơ thể, ngăn ngừa táo bón, đồng thời hỗ trợ sức khỏe cho trẻ thông qua sữa mẹ. Là một món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ, khoai tây với hàm lượng chất xơ và calo dồi dào còn rất tốt cho tuyến sữa, giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú hơn.

Thịt bò kho khoai tây giúp mẹ có nhiều sữa cho con hơn

Thịt bò kho khoai tây giúp mẹ có nhiều sữa cho con hơn

Cháo cá chép

Cá chép là thực phẩm giàu omega 3, cung cấp DHA cần thiết cho bà bầu. Theo nghiên cứu, trong 100g cá chép có khoảng 162 calories, 23g protein, 84mg cholesterol, 1g chất béo bão hòa cùng với một số vi chất như vitamin A, vitamin C, canxi và sắt, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, cá chép còn được coi là vị thuốc dân gian giúp chữa ho cho trẻ, lợi tiểu, giảm phù nề và thông tắc tia sữa cho mẹ đang nuôi con bú.

Nguyên liệu: Cá chép, gạo, gia vị, hành lá.

Cách nấu: Rửa sạch cá chép, sau đó cho vào nồi luộc. Khi cá chín, vớt ra và gỡ lấy thịt, bỏ xương. Tiếp theo, cho gạo vào nồi nước dùng để nấu cháo. Trong lúc chờ cháo chín, phi thơm hành và xào thịt cá cho săn lại, nêm gia vị vừa ăn. Khi cháo đã chín, múc ra tô, thêm thịt cá và hành lá lên trên, để nguội một chút rồi thưởng thức.

Thịt dê hầm đương quy

Thịt dê hầm đương quy là một món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ với nguyên liệu dễ tìm là thịt dê và đương quy. Theo Y học cổ truyền, thịt dê có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ dương, tăng cường khí huyết và giúp thông sữa hiệu quả. Đương quy với tính ấm, tác động vào các kinh tâm, can, tỳ, có công dụng bổ huyết, hoạt huyết, cầm máu và hỗ trợ sức khỏe. Sự kết hợp này giúp sản phụ tăng cường dinh dưỡng cho tuyến vú, nâng cao sức khỏe sinh lý và làm trẻ hóa cơ thể.

Móng giò hầm sung

Quả sung giàu canxi, sắt, chất xơ, chất chống oxy hóa, cùng với vitamin và nhiều khoáng chất quý có lợi cho sức khỏe. Nhờ những lợi ích này, quả sung thường được hầm cùng giò heo để tăng cường tác dụng, giúp bổ máu và thông sữa, rất tốt cho mẹ sau sinh.

Canh rong biển nấu đậu hủ

Rong biển là nguồn cung cấp phong phú vitamin và khoáng chất, rất cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu sau sinh. Nếu bạn đang tìm kiếm món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ, món canh rong biển là lựa chọn lý tưởng.

Nguyên liệu: 100g đậu phụ non, 10g rong biển khô, 1 củ cà rốt, 1 lít nước, gừng tươi, rau mùi, gia vị.

Cách làm: Ngâm rong biển khô 5–10 phút. Cắt đậu phụ và cà rốt thành miếng vừa ăn, gừng băm nhuyễn. Đun sôi 500ml nước, cho cà rốt vào nấu chín, sau đó thêm đậu phụ và rong biển, nêm gia vị rồi tắt bếp. Thêm rau mùi và gừng, trộn đều và thưởng thức.

Canh rong biển nấu đậu hủ

Canh rong biển nấu đậu hủ

Tôm hấp nước dừa

Tôm chứa nhiều sắt, vitamin B12, protein, selen, canxi và omega 3 giúp ngăn ngừa thiếu máu, tăng cường sức khỏe, làm chậm quá trình lão hóa, và ngăn sự phát triển của tế bào ung thư. Nước dừa dồi dào axit lauric và chất xơ, giúp tăng sức đề kháng và hạn chế bệnh tật. Hàm lượng calo và carbohydrate trong nước dừa thấp, dễ tiêu hóa, còn axit capric và axit lauric hỗ trợ tăng sữa cho mẹ và giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bé, hỗ trợ sự phát triển xương và trí não của bé. Nước dừa cũng có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn, bảo vệ bé khỏi tác nhân gây hại.

Vì thế, món tôm hấp nước dừa là món ăn lợi sữa cho mẹ sau sinh mổ. Tuy nhiên, mẹ chỉ nên ăn 2–3 bữa mỗi tuần để tránh tình trạng lạnh bụng do tôm có tính hàn.

Các chất dinh dưỡng quyết định đến chất lượng sữa mẹ

Một số dưỡng chất quan trọng mẹ nên bổ sung vào khẩu phần ăn để cải thiện chất lượng sữa bao gồm:

  • Vitamin B1: có nhiều trong hạt hạnh nhân, cá, thịt lợn, bánh mì.
  • Vitamin B2: tìm thấy trong hạnh nhân, phô mai, thịt đỏ, các loại hạt, cá có dầu và trứng.
  • Vitamin B6: có trong chuối, trái cây khô, các loại hạt, cá, thịt gia cầm, thịt lợn.
  • Vitamin B12: dồi dào trong động vật có vỏ, gan, cua và tôm.
  • Choline: có trong gan bò, gan gà, trứng, cá và đậu phộng.
  • Vitamin A: chứa trong rau lá xanh đậm, khoai lang, cà rốt, thịt nội tạng, trứng.
  • Vitamin D: từ cá có dầu, dầu gan cá, một số loại nấm và thực phẩm bổ sung.
  • Selen: có trong hạt điều, hải sản, cá, lúa mì.
  • Iod: tìm thấy trong rong biển khô, sữa và muối iot.
  • Folate: từ rau xanh, bơ, đậu, đậu lăng.
  • Canxi: chứa trong phô mai, rau xanh, các loại đậu, sữa, sữa chua.
  • Sắt: có trong thịt gia cầm, thịt đỏ, thịt lợn, hải sản, trái cây khô, đậu, rau xanh.
  • Đồng: tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, đậu, khoai tây.
  • Kẽm: có nhiều trong thịt gia cầm, đậu, các loại hạt, hàu, thịt đỏ.
 Bổ sung các chất như vitamin, choline,... giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ

Bổ sung các chất như vitamin, choline,… giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ

Những lưu ý khi sử dụng các món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

Sau sinh mổ, mẹ không thể ăn thức ăn bình thường ngay vì vết mổ lớn có thể gây đau đớn nếu tiêu hóa thực phẩm cứng hoặc ăn no. Do đó, trong hai giai đoạn sau sinh (khoảng 1 tuần đầu và giai đoạn phục hồi từ tuần tiếp theo), mẹ cần chú ý đến chế độ ăn uống để nhanh chóng hồi phục và đủ sữa cho con bú.

Giai đoạn ngay sau khi sinh mổ

Ở giai đoạn đầu, mẹ nên ăn:

  • Chất lỏng: Để sản xuất sữa, mẹ cần uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, có thể bổ sung thêm sữa, nước dừa, nước trái cây và súp.
  • Thức ăn dễ tiêu hóa: Những món như cháo loãng, sữa chua, và canh rau giúp cung cấp dinh dưỡng và chất xơ, hỗ trợ tiêu hóa và giảm táo bón.
  • Protein dễ tiêu hóa: Bổ sung các thực phẩm giàu protein như đậu, thịt lợn nạc và sữa để hỗ trợ sự phát triển tế bào mới và tăng cường khả năng tiết sữa.

Giai đoạn bắt đầu phục hồi

Ở giai đoạn phục hồi, mẹ nên sử dụng các thực phẩm dưỡng chất sau:

  • Vitamin C: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi vết thương và cải thiện sức đề kháng của sữa mẹ. Các thực phẩm như bông cải xanh, cà chua, và dâu tây rất tốt cho mẹ.
  • Sắt: Cần thiết để duy trì hemoglobin, tránh thiếu máu và đảm bảo tiết sữa. Thực phẩm như gan động vật, thịt bò và các loại đậu nên được bổ sung.
  • Canxi: Quan trọng cho xương và giúp sữa mẹ giàu dinh dưỡng. Mẹ nên ăn đậu hũ, cải xoăn, và sữa để đảm bảo lượng canxi cần thiết.
  • Chất xơ: Giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón. Mẹ nên ăn ít nhất 2 phần rau xanh và 3 phần trái cây mỗi ngày.

Ngoài ra, mẹ cần tránh thực phẩm gây cản trở hồi phục, tuân thủ chỉ định thuốc của bác sĩ, chăm sóc vệ sinh cá nhân, và kết hợp nghỉ ngơi với vận động hợp lý. Sử dụng viên uống lợi sữa cũng là một giải pháp tốt.

Ở giai đoạn phục hồi mẹ nên sử dụng nhiều vitamin C, sắt, canxi, chất xơ

Ở giai đoạn phục hồi mẹ nên sử dụng nhiều vitamin C, sắt, canxi, chất xơ

Những thực phẩm sau sinh mẹ không nên ăn

Bên cạnh những món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ, mẹ cần lưu ý một vài thực phẩm không nên sử dụng để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa:

  • Gia vị mạnh: Hành, ớt, tỏi có thể làm sữa có mùi khó chịu, khiến bé chán ăn và có thể gây tổn thương cho dạ dày của bé.
  • Thức ăn nhanh: Khoai tây chiên, gà rán và xúc xích chứa nhiều dầu mỡ, ít dinh dưỡng, làm giảm chất lượng sữa và có thể gây kích ứng cho dạ dày của bé.
  • Thực phẩm sống: mẹ không nên sử dụng đồ ăn còn tái, sống, có máu đỏ.
  • Đồ uống chứa cafein: Cà phê, trà xanh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé, khiến bé cáu kỉnh và chán bú.
  • Đồ uống có gas: Nước có gas chứa nhiều đường, có thể gây hại cho sức khỏe của bé khi đi vào sữa mẹ.
  • Thực phẩm ăn kiêng: Chứa ít calo, không đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé trong giai đoạn cho bú.
  • Thực phẩm chua: Gây khó khăn cho hệ tiêu hóa yếu của mẹ và bé, làm giảm chất lượng sữa. Mẹ nên hạn chế ăn các loại trái cây chua trong tháng đầu sau sinh.
  • Đồ ăn lạnh: Có thể gây hại cho răng và hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề như đau bụng và khó chịu lâu dài.

Một số cách giúp mẹ có thêm sữa cho con bú

Ngoài việc tìm kiếm thực phẩm lợi sữa cho mẹ sinh, các mẹ cũng cần chú ý đến những thói quen sinh hoạt hàng ngày để duy trì sức khỏe và nguồn sữa dồi dào cho bé. Dưới đây là những điều cần lưu ý:

  • Cung cấp đủ nước mỗi ngày giúp mẹ có đủ nguyên liệu để sản xuất sữa.
  • Nên cho bé bú sớm và thường xuyên để tuyến sữa được lưu thông trước khi sử dụng các công cụ kích sữa.
  • Khói thuốc chứa nhiều độc tố có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bé qua sữa mẹ.
  • Nếu mẹ làm việc hay vận động quá sức, nguồn sữa có thể không đủ và chất lượng cũng sẽ giảm.
  • Tinh thần của mẹ ảnh hưởng lớn đến việc tiết sữa. Tinh thần thư giãn, thoải mái sẽ giúp mẹ tiết sữa dễ dàng và dồi dào hơn.
  • Nếu gặp vấn đề sức khỏe, mẹ nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ và không tự ý dùng thuốc.
  • Tránh chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt, vì việc thiếu dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến lượng sữa và sự phát triển của bé.

Bài viết trên của bệnh viện Đồng Nai 2 đã tổng hợp những món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ và các thông tin liên quan. Hy vọng sau khi tham khảo, mẹ có thể bổ sung thêm nhiều món bổ dưỡng vào thực đơn của mình. Bên cạnh chế độ ăn uống, mẹ cũng nên kết hợp vận động và nghỉ ngơi hợp lý để tối ưu lượng sữa nhé!

TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Nếu bất ngờ lượng máu ra nhiều hơn, sản phụ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức
Ngày 19.11.2024

Sản phụ sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của phụ nữ trong giai đoạn hậu sản. Tuy nhiên, nếu sản dịch ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của các sản phụ. Trong nhiều trườn

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Sau sinh, sản phụ có thể quan hệ sau 3 tháng
Ngày 19.11.2024

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Những điều cần lưu ý?

Sau khi sinh mổ, cơ thể người phụ nữ còn yếu và cần thời gian dài để giảm đau vết mổ cũng như hồi phục các cơ quan về trạng thái ban đầu. Vì vậy, quan hệ tình dục quá sớm sau sinh mổ có thể gây vi

Nếp nằm trong nhóm thực phẩm "sinh mổ kiêng ăn gì" vì có thể gây sẹo lồi.
Ngày 19.11.2024

Sản phụ sau sinh mổ kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Sức khỏe của sản phụ sau khi sinh mổ thường khá yếu, vì vậy cần bổ sung nhiều dưỡng chất để cơ thể nhanh hồi phục. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp, vì có những loại có thể gây ng

Bao lâu sản phụ được ăn thịt gà sau sinh?
Ngày 19.11.2024

Sản phụ sau sinh mổ bao lâu thì ăn được thịt gà?

Sau khi sinh, phụ nữ cần chú trọng bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, vẫn tồn tại quan niệm truyền thống cho rằng phụ nữ sinh mổ không nên ăn thịt gà, vì nhiều người