KHÔNG CHỦ QUAN VỚI CÁC BỆNH PHỤ KHOA, KHI NÀO THÌ CẦN ĐI KHÁM?
Bệnh phụ khoa thực chất là tên gọi chung của nhiều bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp như ngứa ở vùng kín, ra huyết bất thường, dịch âm đạo thay đổi, đau bụng vùng chậu, sờ thấy khối u vùng chậu…. Tuy nhiên đa số chị em đều khá chủ quan, thường đi khám chậm trễ, dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Một số bệnh phụ khoa thường gặp:
- Bệnh viêm âm đạo:
– Đây là bệnh lý thường gặp nhất ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ đã lập gia đình
– Triệu chứng dễ nhận thấy : huyết trắng ngứa, có mùi, đau khi quan hệ
– Cần khám phụ khoa ngay để nhận định tác nhân gây bệnh để có thuốc điều trị thích hợp. Trường hợp ngại đi khám, tự mua thuốc đặt dễ kháng thuốc hoặc vi khuẩn có lợi cũng bị tiêu diệt dẫn đến viêm âm đạo tái phát. Viêm nhiễm kéo dài có thể gây viêm ngược dòng, dẫn đến viêm phần phụ và hiễm muộn.
- U xơ tử cung
– Là loại u thường gặp nhất ở phụ nữ
– Thường là khối u lành tính, có thể sống hòa bình nếu không có triệu chứng
– Cần điều trị khi có triệu chứng như rong kinh , cường kinh vì sẽ gây thiếu máu , u to gây chèn ép các cơ quan xung quanh. Việc theo dõi hay điều trị cần được bác sĩ chuyên gia khám và đánh giá.
- U nang buồng trứng
– U nang buồng trứng thường phát hiện tình cờ khi khám phụ khoa định kỳ, hoặc có triệu chứng đau bụng vùng chậu , đau lưng, căng tức vùng bụng dưới ….
– U có thể là u chức năng hoặc u thực thể
– Khi đã phát hiện u nang buồng trứng, người bệnh cần thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra, xác định cần theo dõi hay phẫu thuật.
- Rối loạn chức năng sàn chậu
– Rối loạn sàn chậu là những tác động được gây ra bởi sức nặng khi mang thai và áp lực căng giãn của cuộc sinh khiến chức năng cơ sàn chậu của người phụ nữ không thể hoạt động bình thường.
– Các triệu chứng có thể gặp:
– Sờ thấy khối sa ra ngoài
– Rối loạn đi tiểu
– Rối loạn đại tiện
– Rối loạn sinh hoạt tình dục
Các yếu tố nguy cơ của bệnh lý này bao gồm :Mang thai, Sanh ngã âm đạo, Lớn tuổi, béo phì, Táo bón, ho mãn tính, mang vác nặng.
Phòng ngừa bệnh lý hoặc tránh bệnh nặng lên bằng cách tránh yếu tố nguy cơ, tập các bài tập sàn chậu .
- Rối loạn tiền mãn kinh
Là giai đoạn trước thời kỳ mãn kinh. Có thể kéo dài vài tháng đến vài năm, triệu chứng nặng hay nhẹ tùy vào mỗi người
– Có thể gặp triệu chứng như:
+ Rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo
+ Bốc hỏa, đổ mồ hôi đêm , mất ngủ, thay đổi tính tình
+ Loãng xương , tăng cân, dễ mắc bệnh tim mạch
Điều trị hỗ trợ không dùng thuốc :
– Chế độ ăn uống : tăng cường chất đạm, omega-3, chất xơ, canxi…
– Tập thể dục hàng ngày, duy trì cân nặng ổn định
– Không hút thuốc, rượu bia
– Cố gắng ngủ đủ 7-8 giờ / ngày
Khi nào thì cần đi khám Phụ khoa?
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đến ngay cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phụ khoa để được tư vấn và thăm khám, có thể làm các xét nghiệm cần thiết (dịch âm đạo, nước tiểu, máu, tế bào cổ tử cung).
Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần chú ý vệ sinh vùng kín thường xuyên và đúng cách. Lưu ý, không thụt rửa sâu trong âm đạo, không nên tự ý dùng các loại xà phòng có độ pH cao. Đồng thời nên chọn đồ lót thoải mái, tránh mặc đồ lót quá chật và ẩm ướt.
Bên cạnh đó, phụ nữ nên đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần hoặc ít nhất 1 năm/lần, nhằm:
– Giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm để điều trị kịp thời.
– Chăm sóc đúng cách, duy trì khả năng sinh sản và bảo vệ sức khỏe.
Khoa Phụ sản, Bệnh viện Đồng Nai -2 nơi quy tụ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm cùng hệ thống máy móc hiện đại sẽ giúp tầm soát sớm các bệnh lý Phụ khoa nguy hiểm.
Hotline chăm sóc khách hàng 0933029999
Phòng khám Sản, phụ khoa – Tầng 7, Bệnh viện Đồng Nai -2.