Tiếng Việt

HO RA MÁU KHI NÀO LÀ UNG THƯ PHỔI?

Ngày 01.08.2023
By Admin

SKĐS – Ho ra máu có rất nhiều nguyên nhân nhưng cũng là một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư phổi. Chính vì vậy, khi có biểu hiện ho ra máu đi kèm với thở khò khè, tăng sản tiết đờm, chất nhầy, ho dai dẳng… cần phải khám ngay.

Nguyên nhân bệnh ung thư phổi

Có hai nhóm bệnh lý ác tính của ung thư phổi là ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ. Trong đó ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại phổ biến nhất chiếm khoảng 85% tất cả các trường hợp. Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ chiếm khoảng 10-15% các trường hợp ung thư phổi, nhưng đây là loại phát triển nhanh, có tiên lượng xấu hơn loại không thế bào nhỏ.

Ở giai đoạn sớm, ung thư phổi phát triển âm thầm, không có triệu chứng hoặc triệu chứng nghèo nàn, vì vậy hầu hết mọi người không đi khám ngay. Đó là lý do tại sao ung thư phổi thường không được chẩn đoán ở giai đoạn đầu, dẫn đến tỷ lệ tử vong cao.

Ung thư phổi không tế bào nhỏ là loại phổ biến nhất chiếm khoảng 85% tất cả các trường hợp.

Bệnh nhân bị ung thư phổi bởi những nguyên nhân sau:

– Hút thuốc lá: Hiện nay, 90% bệnh nhân bị ung thư phổi bởi hút thuốc lá, 4% bệnh nhân do hít phải số lượng đáng kể khói thuốc hàng ngày.

– Các tác nhân từ môi trường gây ung thư phổi: Môi trường làm việc khói bụi, những người làm việc trong môi trường luyện thép, niken, crom và khí than…. là yếu tố dễ gây ra bệnh ung thư phổi.

– Tiếp xúc với tia phóng xạ: Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư phổi. Bệnh nhân làm việc trong các mỏ uranium, fluorspar và hacmatite có thể tiếp xúc với tia phóng xạ do hít thở không khí có chứa khí radon.

Nhiều người quan niệm rằng, chỉ những người hút thuốc lá mới mắc ung thư phổi. Trong khi thực tế là những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi rất cao, tuy nhiên, họ không phải là những người duy nhất có nguy cơ mắc bệnh. Cấu tạo di truyền hoặc tiền sử gia đình có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư phổi. Ngoài ra, tiếp xúc với các chất như amiăng, radon, uranium, asen và khói thuốc lá thụ động cũng có thể làm tăng khả năng mắc bệnh.

Một người bị ung thư phổi có thể ho ra máu nếu khối u đã làm tổn thương các mạch máu xung quanh.

Nhận biết ho ra máu là biểu hiện của ung thư phổi

Theo nghiên cứu, ước tính rằng khoảng 20% những người bị ung thư phổi bị ho ra máu vào một thời điểm nào đó. Đối với khoảng 7% đến 35% số người đó có thể là triệu chứng đầu tiên của bệnh ung thư phổi.

Các nhà khoa học giải thích rằng, lý do ho ra máu trong ung thư phổi là bản thân cấu trúc của phổi dễ bị ho ra máu. Đường thở có mối quan hệ giải phẫu rất chặt chẽ với mạch máu, giúp vận chuyển khí oxy đi nuôi cơ thể và thải khí cacbonic.

Hơn nữa, màng phế nang – mao mạch – nơi các khí này được trao đổi giữa các cấu trúc của phổi và máu – rất giàu các mạch máu nhỏ được gọi là mao mạch.

Ho ra máu có thể do chảy máu ở bất kỳ phần nào của các cấu trúc này. Tuy nhiên, ho ra máu phổ biến nhất là do chảy máu trong hệ thống phế quản, bao gồm khí quản, phế quản, ống phế nang, túi phế nang và phế nang.

Trong một số trường hợp, một người bị ung thư phổi có thể ho ra máu nếu khối u đã làm tổn thương các mạch máu xung quanh. Nguyên nhân phổ biến nhất của ho ra máu là giãn phế quản – tổn thương và giãn rộng đường thở.

– Ho ra máu trong ung thư phổi tế bào nhỏ: Nguyên nhân phổ biến nhất gây ho ra máu liên quan đến ung thư phổi là ung thư phổi tế bào nhỏ. Hầu hết các bệnh nhân được phát hiện có ho máu ở mức độ trung bình (ho ra ít hơn 500 ml máu trong 24 giờ).

– Ho ra máu trong ung thư phổi không phải tế bào nhỏ: 20% đến 60% những người mắc bệnh ung thư phổi không phải tế bào nhỏ tại một số thời điểm của bệnh có ho ra máu. Trong số những trường hợp này, từ 5% đến 10% rất nặng.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Hô hấp Châu Âu đã xem xét chứng ho ra máu ở những người mắc ung thư phổi không phải tế bào nhỏ. Tại đây, các nhà khoa học phát hiện ra rằng trong 52% trường hợp, ho ra máu có liên quan đến động mạch phế quản. Ho ra máu được phát hiện có liên quan đến động mạch phế quản trong 82% trường hợp nặng.

Tuy nhiên, ho ra máu không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh ung thư phổi nhưng cũng là một dấu hiệu cần phải khám ngay. Nếu cơn ho đi kèm với chóng mặt nghiêm trọng, choáng váng hoặc khó thở hoặc nếu bạn ho ra nhiều hơn 5 ml máu (tương đương một vài thìa cà phê.).

– Biểu hiện của máu khi ho ra trong bệnh ung thư phổi: màu đỏ tươi hoặc hồng có thể kè bọt hoặc sủi bọt (do lẫn chất nhầy, không khí hoặc đờm).

– Khó thở, thở khò khè, mệt mỏi, suy nhược và đau ngực.

Ngoài ra, tình trạng ho ra máu có thể xảy ra sau các xét nghiệm chẩn đoán, bao gồm: Nội soi phế quản, sinh thiết chẩn đoán. Sinh thiết phổi hoặc đường hô hấp trên cũng có thể dẫn đến ho ra máu. Tuy nhiên số lượng ít và cầm trong vòng 1-3 ngày.

Chẩn đoán chính xác ung thư phổi

Để chẩn đoán bệnh nhân có bị mắc bệnh ung thư phổi hay không, cần sử dụng các phương pháp chẩn đoán sau:

– Chụp X-Quang lồng ngực sẽ giúp sớm phát hiện bệnh.

– Chụp cắt lớp vi tính lồng ngực để xác định vị trí, kích thước và mức độ phát triển của khối u ra ngoài phổi hay chưa.

– Lấy sinh thiết ở vùng khác thường của phổi sau đó nhuộm và soi dưới kính hiển vi quang học để chẩn đoán xác định mức độ bệnh ung thư phổi.

Tóm lại: Ung thư phổi là một bệnh thường gặp, nếu bệnh nhân được phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm, được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp cải thiện thời gian sống thêm cho bệnh nhân.

Điều trị ung thư phổi hiện nay là điều trị theo hướng đa mô thức bao gồm các biện pháp phẫu thuật, hóa chất, xạ trị, điều trị đích, liệu pháp miễn dịch và điều trị tại chỗ. Tùy theo giai đoạn, thể bệnh mà các bác sĩ sẽ lựa chọn biện pháp điều trị đối với bệnh. Và hiện nay với nhiều tiến bộ trong điều trị, những trường hợp ung thư phổi giai đoạn cuối vẫn có thể điều trị sống khỏe trong nhiều năm.

Những triệu chứng ung thư phổi thường gặp gồm:

– Bị ho kéo dài không khỏi.

– Có cảm giác khó thở, thở ngắn, có đờm lẫn máu.

– Bị đau ngực.

Sau một thời gian ủ bệnh, người bệnh có thể bị gầy sút, mệt mỏi, khàn giọng, khó nuốt, thở khò khè, đau xương thậm chí bị tràn dịch màng phổi.

Nguồn: Báo Sức khỏe & Đời sống

TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

 Bổ sung các chất như vitamin, choline,... giúp cải thiện chất lượng sữa mẹ
Ngày 19.11.2024

[Ăn gì để nhiều sữa] Tổng hợp những món ăn lợi sữa cho mẹ sinh mổ

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng mang giá trị to lớn cho các bé trong những năm tháng đầu đời. Tuy nhiên đối với các mẹ sinh mổ, việc không đủ sữa cho con bú là một rắc rối thường gặp phải, những điều

Nếu bất ngờ lượng máu ra nhiều hơn, sản phụ cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức
Ngày 19.11.2024

Sản phụ sau sinh mổ bao lâu thì hết sản dịch?

Sản dịch sau sinh là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường của phụ nữ trong giai đoạn hậu sản. Tuy nhiên, nếu sản dịch ra quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt của các sản phụ. Trong nhiều trườn

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Sau sinh, sản phụ có thể quan hệ sau 3 tháng
Ngày 19.11.2024

Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được? Những điều cần lưu ý?

Sau khi sinh mổ, cơ thể người phụ nữ còn yếu và cần thời gian dài để giảm đau vết mổ cũng như hồi phục các cơ quan về trạng thái ban đầu. Vì vậy, quan hệ tình dục quá sớm sau sinh mổ có thể gây vi

Nếp nằm trong nhóm thực phẩm "sinh mổ kiêng ăn gì" vì có thể gây sẹo lồi.
Ngày 19.11.2024

Sản phụ sau sinh mổ kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Sức khỏe của sản phụ sau khi sinh mổ thường khá yếu, vì vậy cần bổ sung nhiều dưỡng chất để cơ thể nhanh hồi phục. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng phù hợp, vì có những loại có thể gây ng