Tiếng Việt

GIẢM ĐAU TRONG ĐAU VAI GÁY BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN

Ngày 21.06.2023
By Admin

Đau vai gáy là triệu chứng của nhóm các bệnh có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai gáy. Bệnh nhân cảm thấy đau nhẹ, đau mỏi vùng vai gáy và có thể kèm hạn chế vận động vùng cổ gáy, vùng đầu như không quay đầu thoải mái được, chỉ nghiêng sang trái hoặc phải mà không quay lại phía sau được. Đau khu trú tại vùng vai gáy hoặc lan xuống cánh tay, lan lên đầu làm nhức đầu….

  • Đau vai gáy khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, tình trạng kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc, sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh. Cấy chỉ, điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, chườm – xông ngải cứu sẽ là phương pháp giúp giảm đau kiểm soát cơn đau. Đa số các trường hợp đau vai gáy có thể dùng các phương pháp của y học cổ truyền để giảm đau rất hiệu quả.
  • Một số nguyên nhân gây đau vai gáy:

1/ Do thoái hóa: các cơn đau do thoái hóa đốt sống cổ sẽ bắt đầu từ cột sống thoái hóa sau đó lan rộng ra toàn bộ vùng vai gáy, sau tai…gây ảnh hưởng đến tư thế hoạt động của đầu – cổ. các cơn đau nhức có thể xảy ra dữ dội cũng có thể âm ỉ dài ngày, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của mỗi người.

2/ Do tư thế: ngủ sai tư thế gây co cứng cơ vùng cổ, do nằm gối quá cao hoặc nằm đè lên vật gì, hoặc do nệm quá cứng… hoặc do tư thế khi ngồi làm việc máy tính, sử đụng điện thoại với tư thế cúi cổ…

3/ Do Stress: stress làm cơ thể sản xuất ra cortisol là chất gây đau nhức mệt mỏi. Khi bị stress thường xuyên lượng cortisol sản xuất ra nhiều hơn, xâm nhập và tàn phá hệ gân cơ xương khớp, khiến bệnh nhân bị co cứng cơ vùng cổ vai gáy kèm theo đau khớp…

4/ Nguyên nhân khác: Chấn thương đám rối thần kinh cánh tay, Chấn thương đột ngột ở cổ. Những nguyên nhân hiếm gặp khác như: Viêm khớp dạng thấp, ung thư, nhiễm trùng…

  • Các phương pháp YHCT có thể giảm các cơn đau vai gáy tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Chỉ định các phương pháp thủ thuật sẽ khác nhau trên từng người bệnh cụ thể gọi là cá thể hóa cho quá trình điều trị. Mục tiêu của các phương pháp này là tăng cường sức mạnh cơ ở khu vực bị tổn thương, đồng thời giải tỏa căng thẳng cho các cơ. Khoa Y Học Cổ Truyền – BV Đồng Nai-2 có những phương pháp hỗ trợ điều trị bảo tồn vừa an toàn lại vừa hiệu quả đang được ứng dụng chữa trị hiện nay.
  • Phương pháp cấy chỉ: Cấy chỉ hay còn gọi là Nhu Châm, là phương pháp đưa chỉ tự tiêu vào huyệt nhằm duy trì sự kích lâu dài, qua đó tạo tác dụng điều trị như châm cứu, so với châm cứu kinh điển cấy chỉ có những ưu điểm là tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn, chỉ được cấy vào huyệt sẽ liên tục taọ ra kích thích.
  • Phương pháp thủy châm: Thủy châm(hay còn gọi là tiêm thuốc vào huyệt) là một phương pháp chữa bệnh dùng thuốc của y học hiện đại phối hợp với phương pháp chữa bệnh của châm kim theo y học cổ truyền, thông qua tác dụng của thuốc duy trì thời gian kích thích lên huyệt vị nhằm nâng cao hiệu quả điều trị.
  • Phương pháp điện châm:

+ Điện châm là phương pháp vận dụng kết hợp của y học cổ truyền (châm kim) và y học hiện đại (sử dụng dòng điện). Điện châm sử dụng một máy điện tử tạo ra dòng điện ở tần số thấp với các mục đích: Kích thích, điều khiển sự vận hành của khí huyết trong kinh mạch, đảm bảo hoạt động bình thường của cơ bắp, các dây thần kinh và các tổ chức, tăng cường dinh dưỡng cho các cấu trúc, tổ chức nơi điện châm.

+ Điện châm không dùng kim: mang lại hiệu quả điều trị cao trong quá trình điều trị như phương pháp điện châm dùng kim truyền thống, các điện cực kích thích sâu bên trong và ngoại vi, phương pháp này loại bỏ được những lo sợ của người Bệnh: như sợ kim châm vào người.

 

  • Phương pháp xoa bóp trị liệu: Sử dụng bàn tay, ngón tay tác động sâu vào mô cơ giúp giãn cơ, giảm đau nhức. xoa bóp có đặc điểm là dùng sự khéo léo và sức mạnh của đôi tay là chính để tác động lên huyệt, da thịt, gân khớp của người được xoa bóp cảm giác sảng khoái nhằm làm dịu đi chứng đau mỏi của cơ, khớp, thần kinh. Làm tăng tính đàn hồi của cơ, tăng khả năng làm việc, sức bền cơ và làm giãn những nhóm cơ đã bị co cứng lúc đó, xoa bóp trị liệu có tác dụng tốt, hiệu quả trong việc giảm đau, giãn cơ nói chung và đau mỏi vùng vai gáy nói riêng.
  • Phương pháp cứu ngải: “Cứu” là dùng sức nóng tác động vào các huyệt vị, đường kinh. “Cứu ngải” được hiểu nôm na là việc đốt dược liệu (lá ngải cứu khô) để thực hiện xông, tức dùng sức nóng tác động lên huyệt để kích thích, tạo nên phản ứng của cơ thể giúp phòng và điều trị bệnh.

Theo nhiều nghiên cứu, cứu ngải có tác dụng: kháng viêm, giảm đau, tăng cường lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng miễn dịch,…

Ngải cứu được hơ trên da tạo cảm giác nóng nhưng dịu, không bỏng rát. Sức nóng vào sâu đến huyệt tạo cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, mùi hương đặc trưng của ngải cứu còn có tác dụng an thần, định tâm. Theo Y học hiện đại, việc thay đổi nhiệt độ trên da tạo một cung phản xạ mới, giúp ức chế cung phản xạ “bệnh lý” trước đó. Đây là phương pháp giúp mang lại hiệu quả rất tốt trong việc cải thiện tuần hoàn khí huyết nói chung (tuần hoàn khí và huyết chính là yếu tố quyết định trạng thái sức khỏe của con người).

  • HÌNH ẢNH KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ XÔNG NGẢI CỨU:

Cần lưu ý đau vùng cổ vai gáy là triệu chứng của nhiều bệnh cảnh khác nhau, nhiều nguyên nhân khác nhau có thể đưa đến đau vai gáy. Cần phải có thăm khám của Bs chuyên khoa để xác định đúng bệnh lý, từ đó có hướng điều trị phù hợp, dùng phương pháp y học cổ truyền để điều trị có thể dùng đơn lẻ hay kết hợp các phương pháp lại với nhau trên bệnh nhân đau vùng cổ gáy là chỉ định của Bác sĩ, quyết định đến hiệu quả giảm đau, giãn cơ vùng cổ gáy góp phần cải thiện bệnh và nâng cao chất lượng cuộc sống.

TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Ngày 03.05.2024

XƠ VỮA MẠCH MÁU NÃO VÀ ĐỘT QUỴ NÃO

Xơ vữa mạch máu não là nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ não và góp phần quan trọng vào chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Hãy cùng tìm hiểu căn bệnh này ngay tại đây.

Ngày 02.05.2024

KHÔNG CHỦ QUAN VỚI CÁC BỆNH PHỤ KHOA, KHI NÀO CẦN ĐI KHÁM?

Bệnh phụ khoa thực chất là tên gọi chung của nhiều bệnh lý liên quan đến bộ phận sinh dục nữ. Các dấu hiệu bệnh phụ khoa thường gặp như ngứa ở vùng kín, ra huyết bất thường, dịch âm đạo thay đ

Ngày 22.03.2024

NHẬN BIẾT BẠN CÓ BỊ HEN PHẾ QUẢN (SUYỄN) HAY KHÔNG?

Hen phế quản hay còn gọi là suyễn là một bệnh viêm mạn tính của đường hô hấp. Khi đường thở bị viêm, nó trở nên sưng phù và dễ bị co thắt khi gặp chất kích thích (dị nguyên-chất gây ra tình trạng

Ngày 09.08.2023

Rối loạn tiền đình có dễ đột quỵ không?

Rối loạn tiền đình là vấn đề thường gặp ở nhiều người. Rối loạn gây các triệu chứng phổ biến là chóng mặt, mất thăng bằng… có thể chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn rồi hết nhưng cũng có th