CÙNG CHUYÊN GIA TIM MẠCH BỆNH VIỆN ĐỒNG NAI -2 NHẬN BIẾT CÁC DẤU HIỆU SỚM CỦA THUYÊN TẮC PHỔI
Thuyên tắc phổi là một bệnh tim mạch phổ biến chỉ sau đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ở Mỹ, thuyên tắc phổi ảnh hưởng khoảng 370.000 người mỗi năm và gây tử vong từ 60,000-100,000 người mỗi năm. Ngày 27/09 tới đây, tại Bệnh viện Đồng Nai -2, PGS.TS.BS Phạm Thọ Tuấn Anh – Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực TP.HCM, với hơn 40 năm kinh nghiệm phẫu thuật tim mạch sẽ có buổi chuyển giao chuyên môn, đào tạo tập tập huấn cho các bác sĩ tại Bệnh viện với chủ đề “Chẩn đoán và điều trị bệnh thuyên tắc phổi”. Cùng xem bài viết dưới đây để hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này!
1. Định nghĩa và nguyên nhân:
Thuyên tắc phổi là tình trạng tắc động mạch phổi thường do huyết khối từ hệ tĩnh mạch sâu chi dưới. Ngoài ra, có thể xuất phát từ các tĩnh mạch chậu, thận, chi trên hoặc từ tim phải. Hầu hết huyết khối thành lập tại chỗ máu chảy chậm như các van tĩnh mạch hoặc nơi hợp lưu tĩnh mạch.
2. Yếu tố nguy cơ:
Một số yếu tố nguy cơ của thuyên tắc phổi như:
- Tuổi: tần suất bệnh mới thuyên tắc phổi thường gia tăng theo tuổi.
- Bất động kéo dài, đột quỵ.
- Suy tim, bệnh lý hô hấp trước đây.
- Ung thư và trị liệu ung thư.
- Đại phẫu (bụng, chậu, chi dưới).
- Chấn thương (đặc biệt gãy khung chậu, khớp háng, chi dưới).
- Lưu catheter tĩnh mạch trung tâm.
- Chứng giãn tĩnh mạch.
- Hội chứng thận hư.
- Béo phì, hút thuốc lá.
- Thai kỳ.
- Tăng đông di truyền (đột biến yếu tố 5 Leiden, đột biến prothrombin,
tăng yếu tố VIII…) hoặc kháng thể kháng phospholipid…
3. Dấu hiệu nhận biết:
Biểu hiện lâm sàng của thuyên tắc phổi đa dạng và không đặc hiệu, dễ bỏ sót.
- Biểu hiện thường gặp :Khó thở cấp tính, đau ngực.
- Triệu chứng ít gặp: ho máu, thay đổi trạng thái tinh thần (người già)
- Trường hợp nặng: tụt huyết áp, nhịp tim nhanh, choáng váng / ngất, thậm chí ngưng tim.
4. Lời khuyên từ chuyên gia tim mạch:
Người bị thuyên tắc phổi cần tuân thủ điều trị, nhất là về việc sử dụng thuốc chống đông cũng như lưu ý khi sử dụng thuốc này để phòng ngừa tái phát.
Ngoài ra, để phòng ngừa tái phát thuyên tắc phổi cần thực hiện:
- Sử dụng vớ nén để ngăn ngừa huyết khối tĩnh mạch sâu.
- Di chuyển chân khi ngồi trong thời gian dài.
- Sau phẫu thuật hoặc nghỉ ngơi do chấn thương, gãy xương… nên tập đi lại càng sớm càng tốt.
- Tập thể dục.
- Bỏ thuốc lá.
Cùng trong buổi chuyển giao, đào tạo chuyên môn tại Bệnh viện Đồng Nai -2 PGS.TS.BS Phạm Thọ Tuấn Anh – Chủ tịch Hội Phẫu thuật Tim mạch lồng ngực TP.HCM, nguyên Trưởng Khoa Hồi sức Phẫu thuật tim – Bệnh viện Chợ Rẫy…, cũng trực tiếp thăm khám, hội chẩn tại phòng bệnh. Việc hợp tác toàn diện với các chuyên gia đầu ngành trong các lĩnh vực tim mạch, sản khoa, tiết niệu… nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại bệnh viện, giúp người dân được hưởng những dịch vụ y tế chất lượng, tiết kiệm chi phí và không cần đi xa.
Nguồn: https://alobacsi.com/cung-chuyen-gia-tim-mach-benh-vien-dong-nai-2-nhan-biet-cac-dau-hieu-som-cua-thuyen-tac-phoi.html?gidzl=uS0967gnTnJlt0eSVwX-4EpP11rWhNf6zDOF63Uj9HVsZGiVRFjqG_VU3aXW-IOIzjvQJZAYGqm_SR1m40
Bệnh viện Đồng Nai -2, số 2 Đồng Khởi, Phường Tam Hòa, TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai.
Fanpage Bệnh viện: https://www.facebook.com/benhviendongnai
Website bệnh viện: https://benhviendongnai.com.vn/
Hotline: 0933 02 9999