TIếNG VIệT

CHĂM SÓC SỨC KHỎE NGƯỜI CAO TUỔI TRONG NHỮNG NGÀY TẾT

Ngày 23.01.2025
Qua Admin

Tết là dịp sum vầy bên gia đình, nhưng cũng là thời điểm người cao tuổi dễ gặp phải các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Các lí do nội khoa thường gặp nhập viện: đau bụng (ngộ độc thức ăn, viêm tụy cáp, xuất huyết tiêu hóa…), gút cấp, tăng đường huyết cấp tính, tăng huyết áp, bệnh lý nhiễm trùng hô hấp,…

Hãy cùng lắng nghe lời khuyên từ Bác sĩ CKI Chế Quang Thống – Trưởng khoa Nội TH 2 Bệnh viện Đồng Nai -2 để bảo vệ sức khỏe cho ông bà, cha mẹ trong những ngày này nhé!

1. Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm 🍲

Bệnh gây ra do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn, độc tố của vi khuẩn hoặc thực phẩm có chứa các chất độc hại đối với người ăn.

Các triệu chứng: Đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, sốt,…

Yếu tố liên quan đến tình trạng trên: nguồn gốc thức ăn, cách bảo quản thực phẩm, cách chế biến, thời hạn sử dụng thực phẩm đã nấu chín,…

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm gia tăng khi thực phẩm để lâu ngoài môi trường. 50-60% ngộ độc ở VN là do vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn phát triển nhanh nhất ở nhiệt độ từ 32-43*C, Bảo quản thực phẩm nên đúng cách, nên sử dụng đồ ăn đã được chế biến chin trong vòng 2h.

Dự phòng tốt ngộ độc thức ăn đòi hỏi kiểm soát được các yếu tố liên quan nêu trên và biết cách bảo quản thực phẩm đúng cách.

Thời gian bảo quản tối đa của 1 số loại thực phẩm thông dụng

Viêm tụy cấp, xuất huyết tiêu hóa: thường liên quan đến việc sử dụng nhiều rượu bia, đồ ăn nhiều dầu mỡ, Gút cấp thường do sử dụng quá nhiều đồ ăn chứa đạm động vật trong các bữa ăn ngày Tết,…

Dự phòng: hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia, tránh dầu mỡ, tăng cường rau xanh và các món luộc, hấp, canh, ăn uống đúng bữa…

* Đối với người cao tuổi còn thường gặp:
+ Tăng đường huyết cấp tính/ bệnh nhân đái tháo đường.
+ Tăng huyết áp khẩn trương/ cấp cứu,
+ Nhiễm trùng hô hấp cấp (viêm phổi, cảm cúm/ người có bệnh mạn tính, hen, bệnh phổi tắc nghẽn…)

Cụ thể:
– Tăng đường huyết cấp tính/ bệnh nhân đái tháo đường: Các món ăn và hoạt động ngày tết có đặc điểm: nhiều thức ăn, bánh kẹo thường có chỉ số đường huyết (GI) cao, Ít tiêu hao năng lượng, tinh thần nhạy cảm,… là nguyên nhân dễ khiến đường huyết tăng cao, khó kiểm soát trong dịp Tết.

Xử trí tăng đường huyết nhẹ: Uống nhiều nước, thay đổi ăn uống, tập thể dục, dùng thuốc đúng chỉ định, nếu không ổn định nên tái khám sớm. Xử trí tăng đường huyết nặng: cần tái khám ngay để được hướng dẫn điều chỉnh từ bác sĩ.

– Tình trạng tăng huyết áp khẩn trương/ cấp cứu (≥180/120mmHg) ở người cao tuổi thường xảy ra do quên uống thuốc huyết áp, do thói quen ăn mặn (các món mắm muối, dưa cà, dưa món…), do rượu bia, xúc động mạnh, thời tiết lạnh, mất ngủ, đau nhức xương khớp,… dễ gây ra các biến cố đột quỵ não và tim mạch.

Các triệu chứng bất thường: đau ngực, khó thở, mất cảm giác, tê bì, yếu liệt mặt, tay, chân, nửa người, nói đớ, méo miệng, mất thị lực, co giật,,… cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Ghi nhớ SĐT cấp cứu 115 trong những tình huống cần hỗ trợ.

Hướng dự phòng: duy trì thuốc huyết áp ở mức đạt mục tiêu < 140/90mmHg, ăn nhạt, đo theo dõi huyết áp thường xuyên, giữ ấm cơ thể, tránh thức đêm và dậy quá sớm vào buổi sáng, tập kiểm soát cảm xúc và căng thẳng.

 

Nhiễm trùng hô hấp cấp: Thời gian Tết là thời điểm thời tiết giao mùa, những người lớn tuổi có cơ thể thường nhạy cảm, bận rộn công việc dọn dẹp, thờ cúng, ăn uống không đúng bữa, ít chú ý đến sức khỏe, sinh hoạt trong môi trường ẩm thấp hoặc khói bụi ô nhiễm, thay đổi thời tiết đột ngột thường rất dễ lây nhiễm các loại vi khuẩn, virus đường hô hấp. Từ cảm cúm nhẹ tới viêm phổi nặng đều rất dễ trở thành nguyên nhân thúc đẩy nhập viện.

Triệu chứng bao gồm: Hắt hơi, nghẹt sổ mũi, đau họng, ho, khan cổ, có đờm, tức ngực, khó thở, khò khè, rối loạn nhịp tim, Sốt, đổ mồ hôi,…

Việc dự phòng bằng cách: giữ ấm cơ thể, vận động phù hợp 30 phút/ngày, ăn uống đầy đủ dưỡng chất cân đối, uống nước ấm buổi sáng và tối, sử dụng thuốc hợp lý dưới sự tư vấn của bác sĩ (tránh tình trạng lạm dụng kháng sinh và giảm đau hạ sốt,…), tránh xa các nguyên nhân gây bệnh, theo dõi đường huyết, huyết áp định kỳ, giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ . Tiêm phòng vaccine được xem là 1 trong những giải pháp giúp giảm thiểu, giảm nhẹ các đợt nhiễm bệnh.

Tăng cường kiểm tra sức khỏe dịp đầu năm 

Đầu năm mới là thời điểm lý tưởng để người cao tuổi thực hiện tầm soát sức khỏe nhằm phát hiện sớm và kiểm soát các bệnh lý mãn tính như:

  • Tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Bệnh lý về tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính.
  • Kiểm tra đường huyết, mỡ máu định kỳ.

Sống khỏe, đón Tết an lành 

Người cao tuổi cần duy trì chế độ sinh hoạt khoa học và sự đồng hành của gia đình. Hãy chăm sóc ông bà, cha mẹ thật chu đáo để cả nhà có một mùa Tết trọn vẹn.

🌸 Bệnh viện Đồng Nai -2 luôn sẵn sàng đồng hành cùng sức khỏe gia đình bạn. Nếu cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ để được hỗ trợ kịp thời.

Chúc cả nhà một năm mới An Khang – Thịnh Vượng!

TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Ngày 05.02.2025

CHỦ ĐỘNG PHÒNG BỆNH CÚM KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA

Cúm mùa là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do vi-rút cúm lưu hành ở tất cả các nơi trên thế giới. Các triệu chứng của cúm mùa bao gồm sốt đột ngột, ho (thường là ho khan), đau đầu, đau

Ngày 02.02.2025

BỆNH SỞI VÀ NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý

Bệnh Sởi là gì? Biểu hiện của bệnh Sởi?

Ngày 23.01.2025

BỆNH VIỆN ĐỒNG NAI -2 TRIỂN KHAI TIÊM NGỪA VACXIN ZONA THẦN KINH (GIỜI LEO)

Bệnh zona (Herpes zoster) là một bệnh lý da thường gặp do sự tái kích hoạt của vi rút Varicella zoster (VZV), ước tính có 3 người lớn sẽ có 1 người mắc bệnh zona. Hơn 90% người lớn từ 50 tuổi trở lên có v

Ngày 03.01.2025

Thai sản trọn gói – Gói sinh vuông tròn tại Bệnh Viện Đồng Nai -2

Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng của mỗi phụ nữ. Tuy nhiên, các sản phụ sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro sức khỏe trong thai kỳ, chuyển dạ và hậu sản. Thấu hiểu điều này, dịch vụ th