Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B là căn bệnh do virus HBV gây ra, gây viêm và tổn thương gan. Bệnh này có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Để ngăn chặn việc lây nhiễm viêm gan B, cần có các biện pháp phòng ngừa bệnh hiệu quả. Đọc thông tin dưới đây để biết viêm gan B lây qua đường nào và làm gì để phòng tránh hiệu quả. Thăm khám tại Bệnh viện Đồng Nai -2 ngay nếu có dấu hiệu nghi ngờ nào.
Viêm gan B có lây không?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm do virus HBV gây ra, có khả năng lây từ người này sang người khác nhanh chóng. Căn bệnh này đang là mối lo ngại của rất nhiều người bởi tốc độ lây truyền cao gấp 50-100 lần so với virus HIV. Lưu ý rằng viêm gan B là bệnh truyền nhiễm, không phải là bệnh di truyền.
Viêm gan B lâu dài có thể dẫn đến bệnh mạn tính, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh nhiễm từ mẹ. Để giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B, cần phải trang bị các kiến thức nhận biết về viêm gan B và các con đường lây nhiễm của virus HBV để thực hiện các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
Khả năng lây nhiễm của bệnh viêm gan B
Virus viêm gan B có khả năng tồn tại bên ngoài cơ thể ít nhất trong vòng 7 ngày, vẫn có khả năng gây nhiễm trùng nếu tiếp xúc với người chưa được tiêm vắc-xin. Thời gian ủ bệnh trung bình của viêm gan B là khoảng 75 ngày, nhưng có thể dao động từ 30 đến 180 ngày. Virus có thể được phát hiện trong khoảng 30 đến 60 ngày sau khi nhiễm bệnh và có thể phát triển thành viêm gan B. Virus viêm gan B rất dễ lây lan, có khả năng lây nhiễm cao hơn HIV khoảng 100 lần.
Các giai đoạn phát triển của viêm gan B
Viêm gan B được chia thành hai giai đoạn: viêm gan B cấp và viêm gan B mãn tính. Nhận biết các dấu hiệu để sớm được can thiệp y tế kịp thời, từ đó ngăn chặn bệnh trở nên nghiêm trọng.
Viêm gan B cấp tính
Viêm gan B cấp tính là tình trạng nhiễm trùng gan ngắn hạn xảy ra trong vòng 6 tháng sau tiếp xúc với virus HBV. Đa số người mắc viêm gan B cấp tính không có triệu chứng rõ ràng, hoặc có thể xuất hiện các dấu hiệu mơ hồ, gây khó khăn trong việc nhận biết, dẫn đến việc chủ quan của bệnh nhân. Đôi khi, tình trạng này chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn nghiêm trọng đủ để cần nhập viện để điều trị kịp thời.
Ở người trưởng thành, hệ miễn dịch có khả năng tự loại bỏ virus khỏi cơ thể và phục hồi hoàn toàn sau vài tháng mà không gây ra tác động nào. Thực tế, chỉ có khoảng 5-10% người trưởng thành mắc viêm gan B cấp tính sẽ phát triển thành viêm gan B mãn tính, trong khi phần lớn sẽ tự khỏi bệnh.
Viêm gan B mãn tính
Viêm gan B mãn tính là tình trạng nhiễm trùng gan kéo dài từ 6 tháng trở lên, khi virus HBV không thể tự loại bỏ khỏi cơ thể và tiếp tục tồn tại ẩn trong máu và gan của người bệnh. Nếu không được can thiệp kịp thời, viêm gan B mãn tính có thể phát triển nhanh chóng và gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như tổn thương gan, viêm gan, xơ gan, suy gan, ung thư gan và thậm chí gây tử vong.
Bài viết tham khảo: Viêm gan b có lây qua đường ăn uống không
Viêm gan B lây qua đường nào?
Viêm gan B có lây không? Viêm gan B lây qua đường nào? Đường lây Virus HBV gồm 3 nguyên nhân chính: qua máu, quan hệ tình dục và từ mẹ sang con.
Từ mẹ sang con
Viêm gan B lây qua đường nào? Đường lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con được coi là nguy cơ cao nhất, có thể dẫn đến 90% trẻ sơ sinh mắc viêm gan B mạn tính khi mẹ có nồng độ virus cao mà không thực hiện biện pháp phòng ngừa cho con. Đây là vấn đề quan trọng, đặc biệt ở các quốc gia có tỷ lệ mắc bệnh cao như Việt Nam.
Có 3 giai đoạn mà mẹ có thể lây truyền virus viêm gan B cho con, nhưng tỷ lệ nhiễm không đồng đều:
- Giai đoạn mang thai: Trong giai đoạn này, tỷ lệ nhiễm từ mẹ sang thai nhi khá thấp (khoảng 2%) do máu của mẹ và thai nhi không tiếp xúc trực tiếp. Tuy nhiên, mẹ cần hạn chế tổn thương hàng rào nhau thai để giảm nguy cơ máu của mẹ tiếp xúc với thai nhi, đặc biệt từ tháng thứ 4 của thai kỳ trở đi.
- Giai đoạn chuyển dạ và sinh: Đây là thời điểm lây truyền cao nhất (tới 90%). Trẻ sơ sinh có thể nhiễm virus HBV qua máu hoặc dịch âm đạo khi chuyển dạ.
- Giai đoạn cho con bú: Viêm gan B ít lây qua sữa mẹ, nhưng vẫn có khả năng. Việc tiêm ngừa đầy đủ vắc-xin viêm gan B và HBIG cho trẻ sau khi sinh giúp giảm nguy cơ lây nhiễm.
Để ngăn ngừa lây truyền viêm gan B từ mẹ sang con, các mẹ cần thực hiện các biện pháp như uống thuốc kháng virus (nếu cần thiết) và tiêm vắc-xin đầy đủ cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 giờ sau sinh.
Quan hệ tình dục
Viêm gan B lây qua đường nào? Quan hệ tình dục không an toàn có tỷ lệ lây nhiễm virus HBV cao. Vì viêm gan B có khả năng lây qua tiếp xúc với tinh dịch và dịch âm đạo. Theo báo cáo thống kê từ Mỹ, cứ mỗi 10 ca thì khoảng 3 ca là bị lây nhiễm thông qua quan hệ tình dục. Do đó, việc sử dụng phương pháp bảo vệ là cực kỳ cần thiết để giảm nguy cơ mắc viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác.
Đường máu
Viêm gan B lây qua đường nào? Viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu, vì máu chứa nồng độ cao của virus HBV. Mọi tiếp xúc với máu hoặc việc nhận truyền máu từ người nhiễm viêm gan B đều có tiềm ẩn nguy cơ nhiễm virus HBV.
Vì vậy, cần cẩn thận khi tham gia các hoạt động tiếp xúc với máu người khác như phẫu thuật, hiến máu, điều trị nha khoa, hoặc xăm hình. Đảm bảo dụng cụ đã được vệ sinh, khử trùng đúng cách để giảm nguy cơ lây nhiễm viêm gan B qua đường máu.
Sử dụng chung kim tiêm
Viêm gan B lây qua đường nào? Dùng chung kim tiêm hay tái sử dụng kim tiêm cũ, bất kể là ở môi trường y tế hay ngoài xã hội, có thể chứa các virus và vi khuẩn. Đây cũng được xem là một hình thức truyền nhiễm qua máu.
Dùng chung đồ dùng cá nhân
Viêm gan B lây qua đường nào? Viêm gan B cũng có thể lây qua việc sử dụng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu, bàn chải đánh răng, dụng cụ cắt móng, và các vật dụng khác. Đồ dùng cá nhân này có thể chứa máu hoặc dịch tiết từ người mắc viêm gan B, tạo điều kiện cho virus lây nhiễm từ người này sang người khác.
Xem thêm: Viêm gan b lây qua đường nước bọt không
Viêm gan B nguy hiểm không? Các biến chứng của viêm gan B
Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người, mức độ nguy hiểm của viêm gan siêu vi B có thể biến đổi. Theo thống kê của CDC, đa phần các trường hợp mắc bệnh viêm gan B thường là ngắn hạn. Trường hợp còn lại thì phát triển thành giai đoạn mãn tính. Nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như nguy cơ xơ gan và ung thư gan, đe dọa đến tính mạng.
Cách phòng tránh bệnh viêm gan B như thế nào?
Vắc-xin viêm gan B là biện pháp phòng ngừa chính để ngăn ngừa viêm gan B. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tiêm liều vắc-xin đầu tiên ngay sau sinh trong 24 giờ đầu, và tiêm các liều tiếp theo vào tháng thứ 2, tháng thứ 3 và tháng thứ 4. Vắc-xin này có khả năng tạo ra kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em và thanh niên. Hiệu quả bảo vệ kéo dài ít nhất 20 năm và có thể kéo dài suốt đời nếu nồng độ kháng thể đạt mức > 1000 IU/L sau tiêm chích.
Bên cạnh đó, một số biện pháp phòng tránh truyền nhiễm viêm gan B có thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm:
Phòng tránh lây nhiễm từ mẹ truyền sang con
Trong trường hợp thai phụ có nồng độ virus HBV cao, bác sĩ sẽ đề xuất sử dụng thuốc kháng virus trong 3 tháng cuối thai kỳ. Biện pháp này giúp giảm nồng độ virus để giảm nguy cơ lây truyền virus từ mẹ sang con.
Tiêm vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ cho trẻ sau khi sinh và tiêm định kỳ nếu bác sĩ có chỉ định thêm. Vắc xin sẽ cung cấp kháng thể chống lại virus, bảo vệ trẻ khỏi nhiễm virus khi tiếp xúc với virus trong quá trình sinh nở.
HBIG chứa kháng thể chống viêm gan B và nên được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 12 giờ sau khi sinh. Việc này cung cấp kháng thể ngay lập tức, giúp bảo vệ trẻ khỏi lây truyền virus từ mẹ.
Phòng tránh lây qua quan hệ tình dục
Sử dụng biện pháp an toàn khi thực hiện quan hệ tình dục và hạn chế số lượng đối tác tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác. Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ thông qua các xét nghiệm để có biện pháp can thiệp kịp thời và điều trị hiệu quả.
Phòng tránh lây nhiễm qua đường máu
Khi tham gia các hoạt động như phẫu thuật, hiến máu, nha khoa hay xăm hình, cần thận trọng với các dụng cụ đã từng tiếp xúc với máu. Đảm bảo các cơ sở đã cam kết tiệt trùng và khử dụng các dụng cụ đó đúng cách. Qua đó sẽ tránh được nguy cơ lây nhiễm viêm gan B qua đường máu, đảm bảo an toàn cho cả người tiếp xúc và người cung cấp dịch vụ y tế.
Xem thêm: Xét nghiệm viêm gan B bao nhiêu tiền
Phòng lây nhiễm khi dùng chung đồ dùng cá nhân, kim tiêm
Đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, dao cạo râu, đồ lót, dụng cụ cắt móng, khăn tắm… là những vật dụng từng tiếp xúc với máu và dịch tiết cơ, là môi trường lý tưởng cho virus HBV tồn tại. Vệ sinh và tiệt trùng các vật dụng cá nhân riêng lẽ và tuyệt đối không bao giờ chia sẻ với người khác, cũng như không sử dụng đồ của người khác. Vì bạn sẽ không biết hoặc không chắc chắn về tình trạng bệnh lý của người khác, tránh được nguy cơ lây nhiễm không mong muốn.
Trên đây là thông tin tổng quan giải đáp cho câu hỏi viêm gan B lây qua đường nào và các biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Đây là vấn đề sức khỏe toàn cầu cần được quan tâm. Hãy chủ động tiêm vắc-xin ngừa virus HBV, đặc biệt là các cặp đôi đang lên kế hoạch sinh con.
Hãy đến các cơ sở uy tín như Bệnh viện Đồng Nai -2 để tiêm phòng, vì điều trị viêm gan B sau này sẽ khó khăn hơn nhiều so với việc phòng ngừa từ trước. Để đặt lịch khám tại Bệnh viện Đồng Nai -2, vui lòng liên hệ qua số hotline 0933 02 9999 hoặc gửi email đến địa chỉ benhviendongnaib@benhviendongnai.com.vn.