Có rất nhiều dạng thuốc viên không nên nhai hoặc nghiền, bẻ nhỏ, bởi vì việc này sẽ phá vỡ cấu trúc giải phóng thuốc, làm thay đổi dược động học của thuốc (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải trừ của thuốc) và có thể dẫn đến mất hoặc giảm hiệu quả điều trị hoặc xảy ra độc tính cho người bệnh.
❓ Có những dạng thuốc viên nào không được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ?
Có 6 dạng thuốc sau không nên được nhai, nghiền hay bẻ nhỏ.
1️⃣ Thuốc có dạng bào chế giải phóng dược chất kéo dài
👉 Là dạng thuốc có bao một lớp màng mỏng đặc biệt hoặc có khung trơ (matrix) chứa thuốc giúp phóng thích dược chất từ từ trong suốt thời gian di chuyển trong ống tiêu hóa để cho tác dụng kéo dài, phóng thích dược chất suốt 12 hoặc 24 giờ.
👉Dạng thuốc này chứa hàm lượng cao hơn dạng thuốc thông thường nên phải dùng đúng số viên, số lần trong ngày theo chỉ định của bác sĩ. Nếu dùng sai có thể gây quá liều nguy hiểm và đặc biệt không được nhai, bẻ nhỏ hoặc mở viên nang.
👉 Ký hiệu nhận biết thuốc giải phóng dược chất kéo dài thường chỗ TÊN THUỐC có các chữ viết tắt đi kèm như sau:
Kí hiệu |
Tên tiếng Anh |
Tên tiếng Việt |
LA |
Long acting |
Tác dụng kéo dài |
CR |
Controlled release |
Phóng thích có kiểm soát |
CD |
controlled delivery |
Phóng thích có kiểm soát |
SR |
Sustained release |
Phóng thích chậm |
XL/XR |
Extended release |
Phóng thích kéo dài |
SA |
Sustained action |
Tác dụng kéo dài |
DA |
Delayed action |
Tác dụng kéo dài |
MR |
Modified release |
Tác dụng kéo dài |
ER |
Extended release |
Tác dụng kéo dài |
PA |
Prolonged action |
Tác dụng kéo dài |
Retard |
Retard |
Chậm |
2️⃣ Thuốc bao tan trong ruột
👉 Là dạng bào chế để thuốc đi qua dạ dày còn nguyên vẹn và chỉ tan ở phần đầu ruột non (tá tràng) và phóng thích dược chất ở ruột.
👉 Mục đích của dạng thuốc này là ngăn ngừa dược chất bị phân hủy trong môi trường acid của dạ dày (như các thuốc ức chế bơm proton); hay ngăn ngừa dược chất phóng thích ở dạ dày, gây hại cho niêm mạc dạ dày (như viên nén bao tan ở ruột aspirin pH=8).
👉 Với loại thuốc viên bao tan trong ruột, rất cần uống nguyên vẹn cả viên.
👉 Với những viên thuốc đặt dưới lưỡi và ngậm cho tan cần đặc biệt lưu ý tuyệt đối không được bẻ đôi, bẻ nhỏ viên thuốc, nếu làm như vậy thì sẽ phá vỡ cấu trúc nguyên vẹn của thuốc, làm hỏng dạng thuốc.
👉 Thuốc ngậm dưới lưỡi có tác dụng nhanh, mạnh và dễ gây tác dụng quá mức khó kiểm soát nên cần chú ý xem xét và theo dõi khi sử dụng.
👉 Đây là loại thuốc cần được làm tan hoàn toàn trong nước trước khi đưa vào cơ thể. Thuốc dạng sủi là dạng phải giữ nguyên viên, tránh ẩm tốt để giữ nguyên hoạt chất và chỉ uống sau khi hòa tan.
👉 Không được bẻ nhỏ viên sủi hoặc bỏ nguyên viên vào miệng uống, sẽ rất hại cho đường tiêu hóa và khi không đủ nước để tan, thuốc không thể phát huy hết tác dụng.
👉 Thuốc viên dạng sủi có thể gây hại đối với người bệnh tăng huyết áp vì viên sủi có tá dược rã sinh khí chứa một lượng lớn muối kiềm sẽ gây tăng huyết áp.
👉 Thuốc viên dạng sủi thường có mùi vị thơm ngon dễ khiến sử dụng như một loại nước giải khát, cần thận trọng khi sử dụng vì dễ dẫn tới quá liều.
5️⃣ Thuốc chứa dược chất có nguy cơ gây hại cho người tiếp xúc
👉 Là thuốc điều trị ung thư, thuốc gây độc tế bào, thuốc ức chế miễn dịch. Việc nhai hoặc nghiền các thuốc này có thể không ảnh hưởng đến dược động học của thuốc nhưng sẽ tạo ra các hạt phân tử có khả năng gây hại cho người thao tác do hít phải các phân tử này.
👉 Khi tiếp xúc với thuốc có thể gây hại cho người thao tác, do đó cần đeo khẩu trang và mang găng tay.
6️⃣ Thuốc rất đắng, có mùi khó chịu
👉 Không nên nhai, nghiền những thuốc mà dược chất có mùi vị khó chịu hoặc dược chất gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa.
👉 Thuốc thường được bao với đường để che lấp mùi vị khó chịu, giúp người bệnh dễ uống hơn.
👉 Thuốc phải uống nguyên viên vì nếu bẻ nhỏ, nghiền nát, bệnh nhân sẽ không chịu được vị đắng khó chịu của dược chất.
Nguồn: Dược sĩ CKII Nguyễn Lê Dương Khánh – Trưởng khoa Dược, Bệnh viện Đồng Nai -2
—————————-
Bệnh viện Đồng Nai -2
Địa chỉ: Số 2 Đồng Khởi, P.Tam Hòa, Biên Hòa, Đồng Nai
Hotline CSKH: 0933 02 9999