Teo tinh hoàn là gì? Teo tinh hoàn có chữa được không?
Teo tinh hoàn là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng ở nam giới, ảnh hưởng đến sinh sản và chất lượng cuộc sống. Bệnh này làm giảm kích thước tinh hoàn, gây rối loạn chức năng sinh lý, giảm ham muốn, rối loạn cương dương và có thể dẫn đến vô sinh. Nhận biết về nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa, điều trị là cần thiết để bảo vệ sức khỏe sinh sản nam giới.
Teo tinh hoàn là gì?
Teo tinh hoàn là tình trạng mà một hoặc cả hai tinh hoàn của nam giới bị co lại và thu nhỏ. Tinh hoàn thường có hình dáng giống như quả trứng và được bao bọc bởi bìu, giúp điều hòa nhiệt độ xung quanh tinh hoàn. Bìu sẽ co lại khi lạnh để giữ ấm cho tinh hoàn, và mở rộng khi tiếp xúc với nhiệt độ cao hơn.

Teo tinh hoàn
Nguyên nhân teo tinh hoàn
Dù là nguyên nhân nào, teo tinh hoàn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản nam giới. Những nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
Do tuổi tác
Giống như giai đoạn mãn kinh ở phụ nữ, nam giới cũng trải qua giai đoạn giảm nội tiết tố sinh dục, gây ra tình trạng suy sinh dục hay mãn dục nam. Nồng độ Testosterone ở nam giới đạt đỉnh vào năm 25 tuổi và bắt đầu giảm dần từ 0,8-1,4% mỗi năm sau tuổi 30. Lượng Testosterone thấp có thể dẫn đến tinh hoàn bị teo.
Tinh hoàn ẩn
Tinh hoàn ẩn là dị tật phổ biến ở trẻ em với tỷ lệ 3-5% ở trẻ đủ tháng và 17-36% ở trẻ non tháng. Sau 3 tháng, 70-75% tinh hoàn tự xuống bìu. Sau 6 tháng, tỷ lệ còn 0,8-1,8%.
Nếu không điều trị, tinh hoàn ẩn có thể gây giảm số lượng tế bào sinh tinh, chậm trưởng thành, giảm tế bào Leydig, vôi hóa vi thể và có thể dẫn đến vô sinh. Điều trị sau dậy thì thường dẫn đến thoái hóa, xơ teo và giảm khả năng sinh tinh, không phụ thuộc vào vị trí tinh hoàn.
Viêm tinh hoàn
Viêm tinh hoàn gây đau và sưng, thường là biến chứng của quai bị. Virus quai bị có ái tính cao với nhu mô tinh hoàn, gây hoại tử và xơ teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Khoảng 10% người mắc quai bị sẽ bị viêm tinh hoàn và 10% trong số đó sẽ dẫn đến tinh hoàn bị teo. Ngoài ra, viêm tinh hoàn còn có thể do nhiễm tạp trùng, lao, chlamydia, HIV/AIDS, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc do ống thông và các dụng cụ y tế khác.

Virus quai bị gây viêm tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn
Xoắn tinh hoàn thường biểu hiện bằng cơn đau dữ dội và đột ngột, xảy ra khi tinh hoàn tự xoay gây tắc nghẽn thừng tinh và giảm lưu lượng máu. Nếu không điều trị kịp thời, có thể gây tổn thương vĩnh viễn, dẫn đến teo hoặc phải cắt bỏ tinh hoàn.
Sử dụng rượu bia
Lạm dụng rượu bia lâu dài gián tiếp làm tinh hoàn bị teo do sản phẩm phụ của chuyển hóa rượu tổn thương mô tinh hoàn và ức chế sản sinh Testosterone. Chất tự nhiên Opioid sản sinh nhiều hơn, làm giảm Hormone vùng dưới đồi và tuyến yên, ảnh hưởng đến sản xuất Hormone nam. Nồng độ Testosterone thấp dẫn đến teo tinh hoàn ở một hoặc cả hai bên.
Ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là bệnh hiếm gặp nhưng ác tính ở nam giới từ 15-35 tuổi. Xảy ra khi tế bào tinh hoàn tăng trưởng bất thường và tạo khối u, có thể dẫn đến tinh hoàn bị teo. Nếu phát hiện sớm, tiên lượng điều trị tốt, tỷ lệ sống 5 năm lớn hơn 95%.

Ung thư tinh hoàn hiếm gặp nhưng vẫn có khả năng xảy ra
Mất cân bằng Hormone
Khi cơ thể sản xuất ít Testosterone, tinh hoàn có nguy cơ bị teo lại. Nguyên nhân bao gồm liệu pháp thay thế Testosterone gây ngừng sản xuất Hormone Gonadotropin và Steroid đồng hóa hoặc Estrogen gây tinh hoàn bị teo.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là tình trạng giãn và xoắn các tĩnh mạch thừng tinh. Nếu không điều trị kịp thời, có thể giảm khả năng sinh sản, gây đau và teo tinh hoàn.

Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một trong những nguyên nhân làm tinh hoàn bị teo lại
Dấu hiệu nhận biết teo tinh hoàn
Dấu hiệu teo tinh hoàn thường dễ nhận biết qua tình trạng co rút một hoặc cả hai bên tinh hoàn, kèm theo các triệu chứng khác tùy theo độ tuổi.
- Trước tuổi dậy thì: Đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển, như lông mặt và lông mu ít.
- Sau tuổi dậy thì: Tinh hoàn nhỏ hơn kích thước bình thường (4-5cm và nặng khoảng 20g), cảm giác không căng khi sờ vào. Nam giới có dấu hiệu suy giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng cơ, lông mặt và lông mu ít.
Teo tinh hoàn có nguy hiểm không?
Teo tinh hoàn là bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh lý nam giới, gây giảm ham muốn, rối loạn cương và liệt dương. Tinh hoàn bị teo ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất testosterone và sinh tinh, làm tăng nguy cơ hiếm muộn.
- Rối loạn hormone giới tính: Ảnh hưởng đến sản xuất hormone testosterone, dẫn đến suy sinh dục nam. Sản xuất hormone testosterone bị suy giảm kéo theo ham muốn tình dục giảm, ảnh hưởng lớn đến đời sống hôn nhân.
- Giảm khả năng sinh sản: Ảnh hưởng đến quá trình sinh tinh, dẫn đến số lượng và chất lượng tinh trùng không đảm bảo để thụ tinh. Trong một số trường hợp, teo tinh hoàn có thể gây vô tinh, không có tinh trùng để thụ thai bình thường.

Teo tinh hoàn có thể điều trị nếu can thiệp y tế sớm
Xem thêm bài viết:
Phương pháp chẩn đoán teo tinh hoàn
Chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời giúp tránh biến chứng và bảo vệ sức khỏe nam giới. Bác sĩ áp dụng các phương pháp chẩn đoán đưới để xác định nguyên nhân và mức độ tinh hoàn bị teo, hỗ trợ lập kế hoạch điều trị hiệu quả.
Khám lâm sàng
Đầu tiên, bác sĩ sẽ thu thập thông tin về tiền sử bệnh lý, thói quen hàng ngày, lối sống và các loại thuốc bạn đang sử dụng (nếu có). Ngoài ra, bác sĩ còn xem xét các dấu hiệu như suy giảm ham muốn tình dục, giảm khối lượng cơ bắp và sự không phát triển các đặc điểm sinh dục ở tuổi dậy thì (nếu bệnh nhân đang trong giai đoạn này).
Sau đó, bác sĩ tiến hành khám tinh hoàn để xác định kích thước, hình dạng, cấu tạo và khả năng di chuyển lên xuống của tinh hoàn.
Các xét nghiệm cận lâm sàng
Ngoài việc khám lâm sàng, bác sĩ có thể chỉ định các xét nghiệm bổ trợ để chẩn đoán chính xác hơn, bao gồm:
- Siêu âm tinh hoàn: Đánh giá cấu trúc và các tổn thương tại tinh hoàn.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá tổng quát sức khỏe và các dấu hiệu nhiễm trùng thông qua các chỉ số huyết học.
- Xét nghiệm nội tiết tố: Kiểm tra nồng độ hormone trong cơ thể như testosterone, FSH, LH, v.v.
Những xét nghiệm này giúp cung cấp cái nhìn toàn diện hơn về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

Nam giới cần khám và xét nghiệm để chẩn đoán chính xác hơn
Teo tinh hoàn có chữa được không?
Việc điều trị teo tinh hoàn hiện nay tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
- Nhiễm trùng đường tình dục hoặc các bệnh nhiễm trùng khác: Sử dụng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để điều trị nhiễm trùng.
- Tổn thương nội tiết hoặc giảm ham muốn tình dục: Bác sĩ có thể hướng dẫn về chế độ luyện tập và sử dụng thuốc điều chỉnh trục hạ đồi – tuyến yên – sinh dục, thay vì chỉ bổ sung testosterone, để điều chỉnh nồng độ nội tiết.
- Tinh hoàn lạc chỗ (không nằm ở bìu mà nằm ở bụng): Bác sĩ sẽ chỉ định tiến hành phẫu thuật hạ tinh hoàn.
- Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để tìm tinh trùng và cột giãn tĩnh mạch thừng tinh.

Tùy vào tình trạng tinh hoàn teo, bác sĩ sẽ chỉ định phương án điều trị phù hợp
Các cách điều trị bệnh teo tinh hoàn
Việc điều trị teo tinh hoàn phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Sử dụng để điều trị teo tinh hoàn do nhiễm khuẩn.
- Bổ sung Testosterone: Vì 95% Testosterone được sản xuất từ tinh hoàn, nam giới có mức Hormone Testosterone quá thấp có thể được chỉ định bổ sung Testosterone để hỗ trợ sinh tinh và cải thiện chất lượng tinh trùng.
- Thuốc tăng kích thước tinh hoàn: Hỗ trợ quá trình sinh tinh và nâng cao sức khỏe sinh sản.
- Phẫu thuật: Áp dụng cho các trường hợp bệnh lý phức tạp như giãn tĩnh mạch thừng tinh, xoắn tinh hoàn, tinh hoàn ẩn.

Xác định rõ nguyên nhân giúp bác sĩ lập phác đồ điều trị hiệu quả
Biện pháp phòng ngừa teo tinh hoàn
Phòng ngừa teo tinh hoàn cần tập trung vào các nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp giúp nâng cao ý thức về chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới:
- Tiêm vắc xin quai bị: Đây được xem là biện pháp ngăn ngừa biến chứng do bệnh này gây ra hiệu quả nhất. Vắc xin phòng quai bị thường kết hợp trong mũi vắc xin 3 trong 1 (phòng sởi – quai bị – rubella) và có thể tiêm cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, mang lại hiệu quả bảo vệ cao.
- Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể gây tổn thương gen di truyền của DNA, ảnh hưởng đến sức khỏe tinh hoàn.
- Hạn chế rượu bia: Rượu bia là một trong những nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.
- Tập thể dục và vận động thường xuyên: Quá trình vận động giúp đốt cháy mỡ dư thừa, tăng cường quá trình chuyển hóa cholesterol thành testosterone nội sinh thay vì thành estrogen.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Chú trọng chế độ dinh dưỡng chống béo phì, hạn chế tinh bột và tăng cường cung cấp protein, axit amin thiết yếu và thực phẩm giàu omega-3.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Nam giới nên có thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản.

Tuân thủ các biện pháp trên giúp cải thiện sức khỏe sinh sản
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Teo tinh hoàn là bệnh nam khoa nghiêm trọng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản của nam giới. Do đó, khi gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay.
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Thay đổi kích thước tinh hoàn: Bất kỳ sự thay đổi nào, dù to ra hay nhỏ đi, đều cần được bác sĩ kiểm tra.
- Suy giảm chức năng sinh lý: Mất hứng thú hoặc ham muốn tình dục.
- Dấu hiệu vô sinh – hiếm muộn: Vợ chồng có quan hệ tình dục mà không dùng biện pháp tránh thai nhưng vẫn không có con. Đây có thể là dấu hiệu của suy giảm chất lượng và số lượng tinh trùng ở nam giới.
- Các biểu hiện khác: Đau tinh hoàn, không mọc râu, không mọc lông nách, giảm khối lượng cơ bắp.
Nếu nghi ngờ bản thân có các triệu chứng trên, hãy đến ngay cơ sở y tế hoặc phòng khám Nam khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh Viện Đồng Nai -2 – Địa chỉ khám nam khoa uy tín

Tuân thủ các biện pháp trên giúp cải thiện sức khỏe sinh sản
Nam giới nên hiểu rõ kích thước và hình dạng bình thường của tinh hoàn. Nếu phát hiện dấu hiệu bất thường như teo tinh hoàn đi hoặc giảm lông, hãy đi khám sớm. Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị và bảo tồn khả năng sinh sản. Liên hệ Bệnh Viện Đồng Nai -2 qua số hotline 0933 02 9999 để đặt lịch thăm khám sớm nhất.