TIếNG VIệT

​Các dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết nhất ở phụ nữ

Ngày 13.01.2025
Qua Admin

Trong nền văn hóa Á Đông, bệnh phụ khoa thường được xem là vấn đề tế nhị, khó nói, khiến nhiều phụ nữ chịu đựng trong im lặng. Tuy nhiên, ít ai biết rằng viêm phụ khoa có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết mà các chị em phụ nữ không nên bỏ qua.

Tổng quan về bệnh phụ khoa

Viêm phụ khoa là tình trạng nhiễm trùng tại cơ quan sinh dục nữ, có thể ảnh hưởng đến âm đạo, cổ tử cung, tử cung, buồng trứng, ống dẫn trứng và hệ thống dây chằng. Theo thống kê, khoảng 40% trường hợp vô sinh nữ có nguyên nhân từ viêm nhiễm phụ khoa, đặc biệt phổ biến ở những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản.

Phần lớn phụ nữ thường đối mặt với nguy cơ mắc bệnh phụ khoa ít nhất một lần do quan hệ tình dục. Tuy nhiên, do tâm lý ngại chia sẻ hoặc tự điều trị, nhiều chị em thường chọn tự chịu đựng hoặc mua thuốc mà không thăm khám bác sĩ.

Tình trạng này nếu để lâu dài có thể gây triệu chứng dai dẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đặc biệt là giảm sự tự tin trong quan hệ tình dục. Các chị em nên sớm để nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh phụ khoa và chủ động thăm khám, tránh để bệnh trở nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm trong tương lai.

Viêm nhiễm phụ khoa gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày

Viêm nhiễm phụ khoa gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày

Dấu hiệu bệnh phụ khoa dễ nhận biết

Bệnh phụ khoa là một loạt bệnh lý liên quan đến cơ quan sinh dục dưới của phụ nữ, do vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính. Dưới đây là các dấu hiệu bệnh phụ khoa mà các chị em cần chú ý:

Chảy máu âm đạo

Hay còn được gọi là xuất huyết tử cung bất thường (Abnormal Uterine Bleeding – AUB) là tình trạng máu chảy từ tử cung một cách không bình thường, không tuân theo chu kỳ kinh nguyệt thông thường. Các triệu chứng có thể nhận biết bao gồm rối loạn kinh nguyệt, lượng máu nhiều hơn, kéo dài hơn thường lệ, không theo chu kỳ bình thường, xuất huyết sau quan hệ tình dục, rối loạn tiểu tiện và đau ở vùng hạ vị.

Ra khí hư bất thường

Khí hư, hay huyết trắng, là dịch tiết ở vùng âm đạo của phụ nữ. Khí hư không chỉ giữ ẩm vùng kín và hỗ trợ quá trình giữ thai, mà còn biểu hiện của các vấn đề sức khỏe của chị em có nghiêm trọng hay không.

Khí hư bình thường có màu trắng hoặc một chút vàng, không gây ngứa và không có mùi. Thay đổi màu sắc của khí hư theo giai đoạn chu kỳ kinh nguyệt là bình thường và có thể là dấu hiệu của chu kỳ kinh mới.

Khí hư bất thường xuất hiện khi lượng dịch ra nhiều hơn, có vẻ đặc và bọt, chuyển sang màu vàng hoặc xanh, có mùi hôi không dễ chịu. Đây là các dấu hiệu bệnh phụ khoa mà các chị em phụ nữ cần chú ý.

Khí hư đục, có mùi hôi một trong những dấu hiệu của bệnh phụ khoa

Khí hư đục, có mùi hôi một trong những dấu hiệu của bệnh phụ khoa

Kinh nguyệt không đều

Rối loạn kinh nguyệt hoặc chu kỳ kinh không đều thường là các dấu hiệu bệnh phụ khoa của vấn đề trong quá trình phóng nội tiết tố và rụng trứng của cơ thể. Chu kỳ kinh nguyệt bình thường thường kéo dài từ 28-32 ngày, tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ đến ngày đầu tiên của chu kỳ tiếp theo. Ngày hành kinh là ngày bắt đầu ra huyết âm đạo, thường kéo dài từ 3-7 ngày.

Khi chu kỳ kinh không đều, kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn, và có thể xuất hiện hiện tượng rong kinh, thưa kinh kéo dài hoặc vô kinh. Đây có thể là dấu hiệu của thiếu hụt nội tiết tố hoặc liên quan đến các vấn đề như buồng trứng đa nang, u xơ tử cung, hoặc suy giảm dự trữ buồng trứng.

Các chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình

Các chị em nên theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của mình

Dịch âm đạo có mùi hôi

Huyết trắng sinh lý thường không có mùi. Nếu chị em thấy dịch âm đạo nhiều, có màu vàng, xanh, hoặc nâu, và phát hiện mùi hôi, đây có thể là các dấu hiệu bệnh phụ khoa. Điều đáng lo ngại hơn là khi dịch âm đạo có màu nâu hoặc hồng, thường kèm theo máu, đặc biệt nếu xuất hiện thường xuyên, có thể là dấu hiệu của ung thư phụ khoa.

Đau bụng kinh liên tục

Đau bụng kinh hoặc thống kinh là phản ứng đau phổ biến ở phụ nữ khi đến ngày hành kinh. Tuy nhiên, nếu đau quá mức hoặc đi kèm với triệu chứng không bình thường, có thể là các dấu hiệu bệnh phụ khoa. Thống kinh có thể chia thành thống kinh nguyên phát và thống kinh thứ phát.

Thống kinh nguyên phát có thể gây đau dữ dội, co thắt mà không có nguyên nhân cụ thể được xác định. Nhiều bệnh lý như viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u buồng trứng, vòng tránh thai bị lạc, thậm chí ung thư cổ tử cung có thể gây ra thống kinh thứ phát, và cơ chế đau tùy thuộc vào bệnh lý cụ thể.

Ngứa rát hoặc sưng vùng âm hộ

Ngứa âm đạo thường do vi khuẩn Vaginosis và Trichomoniasis gây viêm nhiễm. Cảm giác đau rát và ngứa ở vùng âm hộ thường được nhiều chị em mô tả là cảm giác châm chích không thoải mái, ngứa khắp vùng âm hộ.

Nhiều phụ nữ thường lơ đi những triệu chứng này, nghĩ rằng sẽ tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, đây là các dấu hiệu bệnh phụ khoa cảnh báo của một số bệnh nguy hiểm như viêm đường tiểu, viêm âm đạo, nhiễm nấm, mụn rộp sinh dục hoặc bệnh sùi mào gà.

Phụ nữ không nên ngó lơ các cơn đau từ âm hộ

Phụ nữ không nên ngó lơ các cơn đau từ âm hộ

Đau rát trong và sau quan hệ

Đau rát, thậm chí là có cảm giác phình to vùng kín sau quan hệ tình dục, có thể là các dấu hiệu bệnh phụ khoa nghiêm trọng như viêm nhiễm vùng kín hoặc vấn đề thể chất và tâm lý khác. Sự e ngại thường khiến phụ nữ trì hoãn thăm khám, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm và đau rát.

Ngực xuất hiện chấm đỏ hoặc phát ban

Nếu chị em phát hiện ngực có những nốt đỏ hoặc ban đỏ không phải do dị ứng hoặc vết thương côn trùng, đặc biệt là các vết đỏ xuất hiện dày hơn và tập trung quanh ngực, đó có thể là dấu hiệu của chứng viêm da chàm hoặc thậm chí là ung thư vú.

Đau bụng dưới, vùng chậu, nhức lưng

Những cơn đau lưng và đau ở phần bụng dưới có thể xuất hiện khi phụ nữ đến kỳ kinh nguyệt, thường kéo dài từ vài ngày đến 1 tuần. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài lâu hơn và trở nên nặng hơn, đó có thể là các dấu hiệu bệnh phụ khoa như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, hoặc u nang buồng trứng.

Đi tiểu nhiều lần, són tiểu

Sự cần phải đi tiểu nhiều lần hoặc cảm giác són tiểu thường là các dấu hiệu bệnh phụ khoa quan trọng không nên bỏ qua khi nghi ngờ về các bệnh ung thư phụ khoa. Khi các khối u phát triển, chúng có thể gây áp lực lên vùng bàng quang, dẫn đến cảm giác cần phải tiểu nhiều lần hơn so với bình thường.

Viêm phụ khoa kích thích bàng quang gây cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều lần

Viêm phụ khoa kích thích bàng quang gây cảm giác muốn đi vệ sinh nhiều lần

Xem thêm bài viết:

Khám phụ khoa là khám những gì?

Khám phụ khoa bao nhiều tiền?

Nguyên nhân dẫn đến viêm nhiễm phụ khoa

Theo nghiên cứu của Bộ Y tế, hơn 70% phụ nữ mắc bệnh phụ khoa thường gặp tái phát nhưng thường không hiểu rõ nguyên nhân. Các nguyên nhân gây viêm nhiễm phụ khoa phổ biến ở nữ giới bao gồm:

  • Vệ sinh không đúng cách: Bao gồm thiếu vệ sinh vùng kín đúng cách trong các giai đoạn như hành kinh, trước và sau quan hệ tình dục. Sử dụng dung dịch vệ sinh mạnh có thể làm mất cân bằng tự nhiên của âm đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
  • Hoạt động quan hệ thiết an toàn: Quan hệ tình dục không an toàn, không chung thủy, hay quan hệ trong thời kỳ hành kinh có thể tăng nguy cơ mắc bệnh phụ khoa và các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Lối sống không lành mạnh: Bao gồm chế độ ăn uống kém cỏi, thiếu hoạt động thể chất, căng thẳng, mệt mỏi, làm suy giảm sức đề kháng cơ thể.
  • Thực hiện thủ thuật y tế không an toàn: Các thủ thuật như thẩm mỹ vùng kín, nạo phá thai, đặt dụng cụ tử cung tại cơ sở y tế không uy tín có thể gây ra viêm phụ khoa.
  • Rối loạn nội tiết tố: Thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc ở thời kỳ tiền mãn kinh – mãn kinh.
  • Nguồn gốc khác: Như mặc quần lót bó sát, lạm dụng kháng sinh hoặc thuốc tránh thai, làm mất cân bằng độ pH âm đạo, cũng có thể gây viêm phụ khoa.

Viêm phụ khoa thường bắt đầu ở âm hộ hoặc âm đạo, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, có thể lan sang các cơ quan sinh dục bên trong. Đồng thời, việc không can thiệp kịp thời, trì hoãn thăm khám sức khỏe định kỳ hay tự điều trị tại nhà có thể khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Các tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn bao gồm lạc nội mạc tử cung, rối loạn chức năng sàn chậu, viêm vùng chậu, sa tử cung, viêm bàng quang, hội chứng ruột kích thích, khối u tuyến, trĩ và u nang buồng trứng.

Vệ sinh vùng sinh dục đúng cách khi hành kinh, trước và sau quan hệ

Vệ sinh vùng sinh dục đúng cách khi hành kinh, trước và sau quan hệ

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Khi phát hiện các dấu hiệu bệnh phụ khoa trên, các chị em phụ nữ cần đến cơ sở y tế hoặc bệnh viện phụ sản ngay để thăm khám và xét nghiệm để đưa ra chẩn đoán chính xác. Tránh tự điều trị để không làm tình trạng bệnh nặng thêm.

Đối với bệnh về vùng kín, các chị em cần lưu ý vệ sinh đúng cách, tránh thụt rửa quá sâu vào âm đạo, không sử dụng dung dịch vệ sinh có độ pH cao mà không được bác sĩ khuyến nghị. Hãy chọn đồ lót thoải mái, tránh đồ lót quá chật, ẩm ướt và thay đồ lót thường xuyên.

Ngoài ra, phụ nữ đã kết hôn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ, ít nhất 6 tháng/lần hoặc 1 năm/lần. Điều này giúp phát hiện sớm các bệnh lý, cải thiện tiên lượng điều trị và giữ gìn sức khỏe sinh sản.

Chẩn đoán và điều trị bệnh phụ khoa ở nữ

Bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thu thập các thông tin về triệu chứng, thói quen sinh hoạt, vệ sinh vùng kín và quan hệ tình dục của bệnh nhân. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra cần thiết để xác định nguyên nhân và mức độ viêm nhiễm. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kiến nghị thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung.

Dựa vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ sẽ đề xuất phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp. Quy trình điều trị bao gồm sự kết hợp giữa phác đồ nội khoa, thay đổi lối sống và hướng dẫn vệ sinh cá nhân đúng cách. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng liều lượng thuốc, không tự ý thay đổi hoặc ngưng thuốc mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân cần tái khám ngay khi có biểu hiện lạ để được điều trị kịp thời.

Không chủ quan nếu nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh phụ khoa

Không chủ quan nếu nghi ngờ bản thân đã mắc bệnh phụ khoa

Xem thêm: Khám phụ khoa ở đâu? Bệnh viện khám phụ khoa tốt nhất

Điều trị bệnh phụ khoa tại Bệnh Viện Đồng Nai -2

Bệnh Viện Đồng Nai -2 quy tụ đội ngũ các chuyên gia, bác sĩ phụ sản giàu kinh nghiệm, và hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại, mang đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho phụ nữ. Đồng thời, bệnh viện còn cung cấp các gói khám cho cả phụ nữ độc thân và đã kết hôn với mức giá hợp lý.

Bệnh Viện Đồng Nai -2 cung cấp phương án điều trị phụ khoa bằng phẫu thuật nội soi. Phương pháp này cho phép bác sĩ quan sát tình trạng viêm qua màn hình, giúp thao tác chính xác và ít gặp biến chứng hậu phẫu. Bệnh nhân ít mất máu, ít đau sau mổ, thời gian nằm viện ngắn và hồi phục nhanh. Vết mổ ngắn ít để lại sẹo, mang tính thẩm mỹ cao.

Các bác sĩ phẫu thuật nội soi tại Bệnh Viện Đồng Nai -2 có tay nghề cao

Các bác sĩ phẫu thuật nội soi tại Bệnh Viện Đồng Nai -2 có tay nghề cao

Bệnh phụ khoa kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh phụ khoa trên và chủ động thăm khám định kỳ mỗi 6 tháng một lần giúp các chị em phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để đặt lịch khám và tiêm vắc xin ngừa HPV tại Bệnh Viện Đồng Nai -2, liên hệ qua số 0933 02 9999 hoặc gửi mail đến địa chỉ benhviendongnaib@benhviendongnao.com.vn.

TIN TỨC

Tin tức Hoạt động

Ngày 26.03.2025

PHÂN BIỆT CÁC TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ ĐẠI TRÀNG VÀ HỘI CHỨNG RUỘT KÍCH THÍCH

Hội chứng ruột kích thích (IBS) và ung thư đại tràng có một số triệu chứng tương tự nhau như đau bụng, thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy, táo bón), đầy hơi,… Tuy nhiên, hai bệnh này hoàn toàn khác

Ngày 18.03.2025

PHÒNG NGỪA U NANG BUỒNG TRỨNG VÀ U XƠ TỬ CUNG

U nang buồng trứng và u xơ tử cung là hai bệnh lý phụ khoa phổ biến ở phụ nữ, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống

Ngày 12.03.2025

KHỐI U VÙNG CHẬU VÀ CÁC TRIỆU CHỨNG NHẬN BIẾT

U xơ tử cung và u nang buồng trứng là hai loại khối u vùng chậu thường gặp ở phụ nữ. Nếu không được điều trị kịp thời, chúng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, do triệu chứng không

Ngày 11.03.2025

CÓ NÊN BỎ BỮA ĂN SÁNG KHÔNG? GÓC NHÌN TỪ KHOA HỌC DINH DƯỠNG

Bữa sáng từ lâu được coi là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nhiều người chọn bỏ bữa sáng để giảm cân hoặc theo chế độ nhịn ăn gián đoạn (Intermittent Fasting). Nh